Thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính

Thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính
Lê Trương Quốc Đạt

Thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính được pháp luật quy định như thế nào? - Kiên Trung (Đồng Tháp)

Thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính

Thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính

Thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính theo Điều 49 Luật Thanh tra 2022 như sau:

- Chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau đây:

+ Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;

+ Ban hành quyết định thanh tra;

+ Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;

+ Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.

- Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm các bước sau đây:

+ Công bố quyết định thanh tra;

+ Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;

+ Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;

+ Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.

- Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:

+ Báo cáo kết quả thanh tra;

+ Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;

+ Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;

+ Ban hành kết luận thanh tra;

+ Công khai kết luận thanh tra.

2. Quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra

Quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra theo Điều 54 Luật Thanh tra 2022 như sau:

- Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp sau khi kết thúc thanh tra mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện vụ việc có vi phạm pháp luật xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được thanh tra về cùng một nội dung mà Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra có lỗi thì phải chịu trách nhiệm; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp Đoàn thanh tra đã phát hiện và báo cáo về vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng người ra quyết định thanh tra không xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra không phải chịu trách nhiệm. 

Trong trường hợp này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Trường hợp thành viên Đoàn thanh tra đã phát hiện và báo cáo về vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng Trưởng đoàn thanh tra không xử lý thì thành viên đó không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra

Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra theo Điều 52 Luật Thanh tra 2022 như sau:

- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm sau đây:

+ Yêu cầu cơ quan thanh tra cùng cấp tiến hành thanh tra trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc để đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

+ Bảo đảm hoạt động của Đoàn thanh tra được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc hoạt động thanh tra; không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra;

+ Xử lý kịp thời kiến nghị về thanh tra và chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

- Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Đoàn thanh tra, bảo đảm nguyên tắc hoạt động thanh tra, bảo đảm cuộc thanh tra được thực hiện đúng pháp luật, đúng mục đích, yêu cầu; giải quyết kịp thời các kiến nghị của Đoàn thanh tra và các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.

- Trưởng đoàn thanh tra là người đứng đầu Đoàn thanh tra, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng phạm vi, nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

238 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
Liên quan Bài viết
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;