Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép lái tàu gồm những giấy tờ, tài liệu gì? Nộp hồ sơ cấp lại Giấy phép lái tàu ở đâu? – Kim Quyên (Ninh Thuận)
Thủ tục cấp lại Giấy phép lái tàu (Hình từ internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
Thủ tục cấp lại Giấy phép lái tàu được quy định tại Quyết định 1241/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
* Thành phần hồ sơ:
(1) Bản gốc hoặc bản điện tử văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu của doanh nghiệp theo mẫu;
(2) Hồ sơ của cá nhân:
- Bản gốc hoặc bản điện tử đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu theo mẫu;
- Bản gốc hoặc bản điện tử hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- 03 ảnh màu cỡ 3x4cm ảnh chụp hoặc ảnh điện tử chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Cách thức nộp hồ sơ:
- Nộp hồ sơ trực tiếp;
- Qua hệ thống bưu chính;
- Gửi trên môi trường mạng;
- Hình thức khác.
* Nơi nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ về cơ quan cấp giấy phép lái tàu, cụ thể:
- Cục Đường sắt Việt Nam đối với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng (trừ trường hợp đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thái Nguyên).
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thái Nguyên đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị trên địa bàn. Trước ngày 01/01/2025, nếu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên chưa thực hiện được nội dung này thì hướng dẫn Chủ sở hữu phương tiện gửi 01 bộ hồ sơ làm thủ tục đến Cục Đường sắt Việt Nam.
- Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua bộ phận một cửa hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến; 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo các hình thức khác, cơ quan cấp giấy phép lái tàu có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép lái tàu cấp lại giấy phép lái tàu cho những trường hợp đạt yêu cầu. Đối với những trường hợp không đạt yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép lái tàu có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
- Thông hiểu và thực hiện đúng các quy định liên quan đến phạm vi công tác của mình trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;
- Thành thạo quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, phương pháp sử dụng đầu máy, tình hình cầu đường, vị trí tín hiệu và biểu đồ chạy tàu;
- Vận hành đầu máy an toàn, không vượt quá tốc độ quy định, theo đúng lịch trình của biểu đồ chạy tàu, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu;
- Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt phải thực hiện các thao tác dừng tàu khẩn cấp;
- Chỉ được phép điều khiển tàu chạy khi có giấy phép lái tàu tương ứng với loại phương tiện điều khiển;
- Trước khi cho tàu chạy, lái tàu phải kiểm tra, xác nhận chứng vật chạy tàu cho phép chiếm dụng khu gian, xác nhận chính xác tín hiệu cho tàu chạy của trưởng tàu và của trực ban chạy tàu ga kể cả khi đầu máy chạy đơn;
- Trong khi chạy tàu, lái tàu có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật đầu máy và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn đầu máy và an toàn chạy tàu theo quy định, tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu, kiểm tra tác dụng của hệ thống hãm tự động theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, đặc biệt trong trường hợp khi tàu lên, xuống dốc cao và dài;
- Hướng dẫn, giám sát phụ lái tàu thực hành lái tàu và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong quá trình phụ lái tàu thực hành lái tàu.
(Khoản 2 Điều 7 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |