Sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng

Xin cho tôi hỏi sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng bao gồm những gì? - Thiên Phú (Hải Dương)

Sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng

Sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng (Hình từ internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng

Căn cứ theo Điều 41 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng gồm:

(1) Dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm:

- Dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;

- Dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự;

- Dịch vụ mật mã dân sự;

- Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;

- Dịch vụ tư vấn an toàn thông tin mạng;

- Dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng;

- Dịch vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng;

- Dịch vụ khôi phục dữ liệu;

- Dịch vụ phòng ngừa, chống tấn công mạng;

- Dịch vụ an toàn thông tin mạng khác.

(2) Sản phẩm an toàn thông tin mạng gồm:

- Sản phẩm mật mã dân sự;

- Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;

- Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;

- Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập;

- Sản phẩm an toàn thông tin mạng khác.

2. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng

Cụ thể tại Điều 42 Luật An toàn thông tin mạng 2015 (sửa đổi 2018) quy định điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng như sau:

(1) Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trừ sản phẩm, dịch vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 41 Luật An toàn thông tin mạng 2015, khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển an toàn thông tin mạng quốc gia;

- Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;

- Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin;

- Có phương án kinh doanh phù hợp.

(2) Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Các điều kiện quy định tại (1);

- Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Người đại diện theo pháp luật, đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

- Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

- Có phương án bảo mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ;

- Đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin.

(3) Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Các điều kiện quy định tại (1);

- Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Người đại diện theo pháp luật, đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

- Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

- Có phương án bảo mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ;

- Đội ngũ quản lý điều hành, kỹ thuật có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về bảo mật thông tin.

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng

Theo Điều 43 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng như sau:

- Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được lập thành năm bộ, gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trong đó nêu rõ loại hình sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng sẽ kinh doanh;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;

+ Bản thuyết minh hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ;

+ Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật.

- Ngoài giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật An toàn thông tin mạng 2015, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin hoặc dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự còn phải có:

- Phiếu lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật và đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật;

- Phương án kỹ thuật;

- Phương án bảo mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Hồ Quốc Tuấn

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

386 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;