Quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non

Quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non
Lê Trương Quốc Đạt

Cho tôi hỏi quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non thế nào? - Thúy An (Trà Vinh)

Quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non

Quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non

Quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non theo Điều 11 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:

- Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ vào yêu cầu, nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu; kế hoạch thực hiện năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm; thực tiễn các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tiến hành rà soát, phân loại đồ chơi, học liệu hiện có. 

Trên cơ sở danh mục đồ chơi, học liệu do giáo viên và cán bộ quản lý đề xuất, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu. Danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất lựa chọn có chữ ký của tổ/nhóm trưởng chuyên môn và đại diện giáo viên các nhóm/lớp.

- Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá đồ chơi, học liệu trên cơ sở danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất. Danh mục đồ chơi, học liệu được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số thành viên Hội đồng tán thành lựa chọn. Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non thành biên bản, có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng.

- Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non danh mục đồ chơi, học liệu đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non.

- Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non phê duyệt danh mục đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non; lập kế hoạch mua sắm, đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên; tự làm đồ chơi, học liệu.

2. Nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non

Nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non theo Điều 3 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:

- Đồ chơi có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành.

- Đồ chơi không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:

+ Đồ chơi, học liệu bảo đảm các yêu cầu được quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương 2 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT;

+ Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm;

+ Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào điều kiện thực tế: về vật chất (địa điểm, không gian xếp đặt); về nguồn lực (khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi của cán bộ quản lý và giáo viên).

- Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

3. Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non

Theo Điều 10 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định về hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non như sau:

- Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là Hội đồng) do người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lựa chọn đồ chơi, học liệu trẻ em.

- Hội đồng bao gồm: người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu cơ sở giáo dục, tổ/nhóm trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên các nhóm/lớp, đại diện Ban đại diện cha mẹ trẻ em. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 9 (chín) người. Đối với cơ sở giáo dục mầm non dưới 5 (năm) nhóm/lớp số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 5 (năm) người.

- Hội đồng có nhiệm vụ lựa chọn, đề xuất danh mục đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT.

- Các thành viên trong Hội đồng chịu trách nhiệm về ý kiến nhận xét, đánh giá lựa chọn đồ chơi, học liệu.

- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch. Kết quả mỗi cuộc họp của Hội đồng được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1612 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;