Quy trình kiểm định mẫu nước thải của lực lượng Công an nhân dân gồm những bước nào? – Đăng Khoa (Bình Phước)
Quy trình kiểm định mẫu nước thải của lực lượng Công an nhân dân (Hình từ internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
Quy trình kiểm định mẫu nước thải của lực lượng Công an nhân dân được quy định tại Điều 19 Thông tư 71/2023/TT-BCA như sau:
- Đơn vị kiểm định khi tiếp nhận mẫu nước thải để kiểm định phải đánh giá mẫu nước thải và xem xét yêu cầu kiểm định mẫu nước thải để xác định sự phù hợp với năng lực kiểm định. Trường hợp không phù hợp với năng lực kiểm định thì từ chối kiểm định hoặc sử dụng đơn vị phối hợp để thực hiện; trường hợp tiếp nhận mẫu nước thải để kiểm định thì tiến hành mã hóa mẫu nước thải và phân công cán bộ thực hiện.
- Cán bộ kiểm định mẫu nước thải căn cứ vào các thông số và phương pháp kiểm định để chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, vật tư phù hợp để tiến hành kiểm định.
- Cán bộ kiểm định thực hiện kiểm định theo quy trình đã được xây dựng theo từng phương pháp cụ thể.
- Kết thúc kiểm định mẫu nước thải.
Cán bộ kiểm định có trách nhiệm viết biên bản kiểm định theo mẫu Biên bản kiểm định môi trường tại phòng thí nghiệm và kết luận kiểm định môi trường theo mẫu Kết luận kiểm định môi trường hoặc mẫu Kết luận kiểm định môi trường có chứng chỉ phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Trường hợp chưa đủ điều kiện kết luận theo quy định thì viết theo mẫu Kết quả kiểm định môi trường hoặc mẫu Kết quả kiểm định môi trường có chứng chỉ phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Phần mẫu còn lại sau khi kiểm định được lưu theo quy định về kiểm soát chất lượng và quy định về quản lý mẫu vật môi trường. Thời gian lưu mẫu kiểm định nước thải là 30 ngày sau khi kết thúc kiểm định trừ khi có yêu cầu khác.
- Phòng bảo quản thiết bị kiểm định môi trường cần có diện tích từ 15 m2 trở lên, có điều hòa, hút ẩm, đồng hồ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm; đảm bảo về nhiệt độ từ 10 ÷ 30 0C, độ ẩm: ≤ 80 %.
- Phòng kiểm định mẫu môi trường cần tách biệt với phòng bảo quản thiết bị kiểm định môi trường, có trang bị bàn phân tích; tủ hút khí độc; giá hoặc tủ để vật tư, hóa chất; bồn rửa dụng cụ; điều hòa; quạt thông gió; bảo đảm về nhiệt độ trong khoảng 23 ± 7 0C và độ ẩm < 85 %.
(Điều 20 Thông tư 71/2023/TT-BCA)
- Cán bộ kiểm định nước thải quy định tại Điều 5 Thông tư này có trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng quy trình vận hành, sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kiểm định nước thải và chịu trách nhiệm về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kiểm định nước thải;
+ Đảm bảo phương tiện, thiết bị được giao hoạt động bình thường, ổn định và đã được hiệu chuẩn hoặc kiểm định theo quy định; thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế ảnh hưởng theo hướng dẫn hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất; thực hiện đầy đủ quy trình kiểm soát chất lượng và bảo đảm chất lượng.
- Đơn vị quản lý cán bộ kiểm định nước thải có trách nhiệm:
+ Lập hồ sơ quản lý phương tiện, thiết bị kiểm định nước thải bao gồm: lý lịch; hướng dẫn sử dụng; nhật ký sử dụng; giấy kiểm định hoặc hiệu chuẩn; sổ giao, nhận phương tiện, thiết bị;
+ Tổ chức bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện, thiết bị kiểm định nước thải; mua sắm hóa chất, vật tư theo quy định, kịp thời sửa chữa phương tiện, thiết bị kiểm định đảm bảo công tác;
+ Mở và lưu trữ hồ sơ về năng lực chuyên môn của cán bộ kiểm định: lý lịch khoa học; hồ sơ đào tạo, các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận liên quan; bảng thống kê năng lực kiểm định của cán bộ;
+ Mở và lưu trữ đầy đủ hồ sơ về kiểm định nước thải, bao gồm hồ sơ về thu mẫu, hồ sơ đo kiểm tại hiện trường, hồ sơ kiểm định mẫu nước thải và các văn bản, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ việc kiểm định.
(Điều 6 Thông tư 71/2023/TT-BCA)
Thông tư 71/2023/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/02/2024.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |