Sau đây là quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm giao thông.
Quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm theo Nghị định 168 (Hình từ Internet)
1. Quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm theo Nghị định 168
Theo Điều 48 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm giao thông đường bộ như sau:
- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định 168/2024/NĐ-CP:
+ Điểm g khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 12; khoản 14 Điều 6;
+ Điểm a khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9; khoản 11 Điều 7;
+ Điểm c khoản 6; điểm a khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều 8;
+ Điểm p khoản 1; điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4; khoản 5 Điều 9;
+ Khoản 10 (trong trường hợp người vi phạm là người điều khiển phương tiện); điểm a khoản 14 (trong trường hợp người vi phạm là người điều khiển phương tiện) Điều 12;
+ Điểm a khoản 4; điểm a, điểm b khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 8; khoản 9 Điều 13;
+ Điểm a, điểm b khoản 2; điểm a khoản 3; khoản 4 Điều 14;
+ Điểm a, điểm đ khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; khoản 3 Điều 16;
+ Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 18;
+ Khoản 2 Điều 19;
+ Điểm b, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 8; điểm b, điểm đ khoản 9; khoản 10; điểm a khoản 11; điểm a, điểm b, điểm d khoản 12; điểm d khoản 13; điểm i khoản 14; điểm c khoản 16; khoản 17 Điều 32;
+ Điểm b khoản 5 Điều 34;
+ Khoản 3 Điều 35;
+ Các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP thuộc trường hợp thật cần thiết cần phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020).
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020), nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa thực hiện giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông thì bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
- Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (giấy phép lái xe, chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định (bản giấy hoặc thông tin của các giấy tờ được tích hợp trong tài khoản định danh điện tử) thì xử lý như sau:
+ Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP và tạm giữ phương tiện theo quy định;
+ Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải xuất trình được các giấy tờ hoặc thông tin của các giấy tờ được tích hợp trong tài khoản định danh điện tử theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện và không xử phạt đối với chủ phương tiện;
+ Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) xuất trình được các giấy tờ hoặc thông tin của các giấy tờ được tích hợp trong tài khoản định danh điện tử theo quy định thì người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm không có giấy tờ, không mang theo giấy tờ và không xử phạt đối với chủ phương tiện;
+ Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình hoặc không xuất trình được giấy tờ hoặc thông tin của các giấy tờ được tích hợp trong tài khoản định danh điện tử theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
- Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 48 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.
Trường hợp khi tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính nhưng người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc có mặt nhưng không chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền tạm giữ hoặc không đáp ứng yêu cầu, điều kiện theo quy định để điều khiển phương tiện hoặc phương tiện không bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định thì người có thẩm quyền tạm giữ thực hiện việc di chuyển phương tiện vi phạm về nơi tạm giữ theo quy định; nếu không đủ điều kiện thực hiện thì người có thẩm quyền tạm giữ được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện việc di chuyển phương tiện đó. Người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện vi phạm phải trả chi phí cho việc thuê di chuyển phương tiện đó về nơi tạm giữ.
2. Các giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn theo Nghị định 168
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn trong Nghị định 168/2024/NĐ-CP gồm:
- Phù hiệu cấp cho xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải;
- Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Giấy phép đào tạo lái xe;
- Giấy phép sát hạch;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
- Chứng chỉ đăng kiểm viên;
- Giấy phép lái xe quốc gia; giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp); giấy phép lái xe quốc tế mà Việt Nam ký kết điều ước quốc tế về việc công nhận lẫn nhau giấy phép lái xe quốc tế.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |