Quy định về phục hồi di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam

Quy định về phục hồi di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam
Anh Hào

Dưới đây là nội dung quy định về quy định về phục hồi di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam áp dụng từ ngày 01/6/2024.

Quy định về phục hồi di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam

Quy định về phục hồi di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam (Hình từ internet)

Quy định về phục hồi di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam

Theo Điều 13 Nghị định 39/2024/NĐ-CP đã quy định về phục hồi di sản văn hóa phi vật thể hiện nay như sau:

(1) Nhiệm vụ phục hồi gồm: phục hồi các biểu đạt, tập tục, thực hành, đồ vật, không gian thực hành và môi trường liên quan của di sản văn hóa phi vật thể.

(2) Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và:

- Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

- Có sự tham gia, đồng thuận rộng rãi của chủ thể di sản và cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tư liệu hóa quá trình phục hồi di sản;

- Gửi báo cáo kết quả, sản phẩm tư liệu hóa cho cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

(3) Căn cứ vào kết quả thực hiện đề án phục hồi di sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bố trí nguồn lực bảo đảm di sản được duy trì thực hành và phát huy trong đời sống.

Quy định về phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể

- Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

- Các loại đề án gồm:

+ Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO;

+ Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia;

+ Đề án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền, cần bảo vệ khẩn cấp.

- Nội dung cơ bản của đề án gồm:

+ Sự cần thiết xây dựng đề án;

+ Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

+ Mô tả về một hoặc nhiều di sản thuộc phạm vi, đối tượng của đề án; cá nhân, cộng đồng chủ thể di sản; giá trị của di sản;

+ Hiện trạng thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

+ Các vấn đề, yếu tố, nguy cơ tác động tới thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

+ Phân tích, đánh giá tác động của đề án đến hiện trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể;

+ Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, hoạt động triển khai;

+ Lộ trình, thời gian triển khai;

+ Kinh phí triển khai; tên, nội dung các dự án thành phần (nếu có);

+ Trách nhiệm (của cơ quan, tổ chức, cá nhân) tổ chức thực hiện;

+ Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.

- Đề án được xây dựng 05 (năm) năm một lần, tầm nhìn 10 (mười) năm.

- Đề án được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện theo lộ trình triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo hiện trạng của di sản để bảo đảm sự phù hợp, khả thi.

(Điều 14 Nghị định 39/2024/NĐ-CP )

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;