Dưới đây là nội dung quy định về nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay.
Quy định về nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay (Hình từ internet)
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP đã quy định về nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay như sau:
(1) Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể;
(2) Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường;
(3) Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau;
(4) Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy;
(5) Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội;
(6) Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thực hành di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động thể hiện các biểu đạt văn hóa của cộng đồng, nhóm, cá nhân chủ thể nhằm duy trì sức sống, bảo đảm tính liên tục, nội dung, quy trình thực hành, các yếu tố cấu thành, nguyên tắc, bản chất tự nhiên và giá trị của loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
Người thực hành di sản văn hóa phi vật thể là thành viên của cộng đồng chủ thể di sản văn hóa phi vật thể, người tích cực tái tạo, trao truyền, truyền tải, sáng tạo và định hình văn hóa trong cộng đồng và vì lợi ích của cộng đồng, bằng cách thực hiện, duy trì các thực hành xã hội dựa trên kiến thức và kỹ năng chuyên môn. (khoản 6 và 8 Điều 3 Nghị định 39/2024/NĐ-CP)
Nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
- Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền;
- Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản;
- Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản;
- Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản;
- Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật;
- Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể.
(khoản 1 Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |