Quy định về điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Quy định về điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
Trần Thanh Rin

Tôi muốn hỏi để được cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì cần phải đáp ứng các điều kiện như thế nào? – Minh Hiếu (Bình Định)

Quy định về điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Quy định về điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Quy định về điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Cụ thể tại khoản 1, 2 Điều 28 Luật Kiến trúc 2019 quy định về điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc như sau:

(1) Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:

- Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;

- Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;

- Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

(2) Điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:

- Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng;

- Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục;

- Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.

Lưu ý:

- Cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Kiến trúc 2019.

- Cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế về kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Kiến trúc 2019.

(Khoản 3, 4 Điều 28 Luật Kiến trúc 2019)

2. Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc

2.1. Quyền của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:

- Thực hiện dịch vụ kiến trúc;

- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;

- Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;

- Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;

- Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;

- Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

- Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.

(Khoản 1 Điều 32 Luật Kiến trúc 2019)

2.2. Nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Theo khoản 2 Điều 32 Luật Kiến trúc 2019, kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:

- Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;

- Phát triển nghề nghiệp liên tục;

- Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;

- Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.

3. Các chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc

Cụ thể tại Điều 6 Luật Kiến trúc 2019, Nhà nước có những chính sách sau đây trong hoạt động kiến trúc:

(1) Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:

- Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam;

- Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kiến trúc; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc;

- Xây dựng mẫu thiết kế kiến trúc đáp ứng tiêu chí bền vững, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiến trúc.

(2) Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:

- Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản về kiến trúc;

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc; nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về kiến trúc;

- Bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình kiến trúc có giá trị chưa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa;

- Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về kiến trúc;

- Triển lãm, quảng bá về kiến trúc.

(3) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại (1), (2) và các hoạt động sau đây:

- Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và các hoạt động liên quan trong lĩnh vực kiến trúc;

- Xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực kiến trúc;

- Trợ giúp, tư vấn miễn phí về kiến trúc vì lợi ích của xã hội và cộng đồng.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1153 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;