Quy định về đăng ký hộ tịch tại cơ quan đại diện

Quy định về đăng ký hộ tịch tại cơ quan đại diện
Dương Châu Thanh

Xin hỏi hiện nay việc đăng ký hộ tịch tại cơ quan đại diện được quy định như thế nào? – Thành Nhơn (Đồng Tháp)

Quy định về đăng ký hộ tịch tại cơ quan đại diện

Quy định về đăng ký hộ tịch tại cơ quan đại diện (Hình từ internet)

Quy định về đăng ký hộ tịch tại cơ quan đại diện

Tại Điều 53 Luật Hộ tịch 2014 quy định đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài

- Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Căn cứ quy định của Luật này, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch, việc cấp bản sao trích lục hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài tại Cơ quan đại diện.

Công chức làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện

- Cơ quan đại diện cử viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.

- Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch ngoài điều kiện, tiêu chuẩn của viên chức ngoại giao, lãnh sự phải được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch trước khi thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ tịch.

Lập Sổ hộ tịch tại Bộ Ngoại giao: Bộ Ngoại giao lập Sổ hộ tịch để ghi chép, cập nhật đầy đủ, quản lý thống nhất thông tin hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đã đăng ký tại Cơ quan đại diện và làm căn cứ cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Trách nhiệm báo cáo của Cơ quan đại diện: Sau khi đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, Cơ quan đại diện có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kèm bản sao trích lục hộ tịch về Bộ Ngoại giao để ghi vào Sổ hộ tịch và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Nội dung đăng ký hộ tịch

1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:

- Khai sinh;

- Kết hôn;

- Giám hộ;

- Nhận cha, mẹ, con;

- Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

- Khai tử.

2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

- Thay đổi quốc tịch;

- Xác định cha, mẹ, con;

- Xác định lại giới tính;

- Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;

- Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;

- Công nhận giám hộ;

- Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Hộ tịch là những sự kiện nêu trên, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. (Theo Luật Hộ tịch 2014)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

417 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;