Cho tôi hỏi việc đảm nhiệm chức danh thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được quy định thế nào? - Kim Chi (Hà Nội)
Quy định về đảm nhiệm chức danh thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
Quy định về đảm nhiệm chức danh thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa theo Điều 14 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT như sau:
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau:
+ Phương tiện chở khách ngang sông cỡ nhỏ theo Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ;
+ Phương tiện chở khách có sức chở đến 20 (hai mươi) khách;
+ Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 100 tấn;
= Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c khoản 1 Điều 14 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 100 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 400 sức ngựa.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:
+ Phương tiện chở khách có sức chở đến 50 (năm mươi) khách;
+ Phà có sức chở đến 50 (năm mươi) khách và đến 250 tấn hàng hóa;
+ Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 500 tấn;
+ Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn;
+ Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 14 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:
+ Phương tiện chở khách có sức chở đến 100 (một trăm) khách;
+ Phà có sức chở đến 100 (một trăm) khách và đến 350 tấn hàng hóa;
+ Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 1000 tấn;
+ Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;
+ Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, đ khoản 3 Điều 14 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng thấp hơn.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thuyền phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng cao hơn một hạng; thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thủy thủ.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại phương tiện.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng hạng thấp hơn.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh máy phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng cao hơn một hạng; thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh thợ máy.
- Thuyền viên có chứng chỉ thủy thủ được đảm nhiệm chức danh thủy thủ của các loại phương tiện.
- Thuyền viên có chứng chỉ thợ máy được đảm nhiệm chức danh thợ máy của các loại phương tiện.
- Người có chứng chỉ lái phương tiện được trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở đến 12 (mười hai) người hoặc bè.
- Người điều khiển phương tiện cao tốc, phương tiện đi ven biển, người làm việc trên phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng dầu, chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, ngoài giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ quy định theo chức danh, phải có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt tương ứng.
Theo Điều 13 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT thì thuyền viên tập sự chịu sự quản lý của thuyền trưởng. Thuyền viên tập sự ở chức danh nào trên phương tiện phải thực hiện phạm vi trách nhiệm của chức danh đó và có trách nhiệm sau đây:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chung đối với thuyền viên.
- Tham gia làm việc, sinh hoạt trên phương tiện theo sự phân công, hướng dẫn của thuyền trưởng hoặc máy trưởng hay người được thuyền trưởng hoặc máy trưởng ủy quyền.
- Chỉ được sử dụng, vận hành máy, trang thiết bị trên phương tiện khi có sự giám sát của người trực tiếp hướng dẫn.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |