Quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

Quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
Trần Thanh Rin

Tôi muốn biết Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ nào? Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được quy định ra sao? – Quân Đức (Quảng Ngãi)

Quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

Quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ nào?

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương, nợ được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi chung là “nợ công”); quản lý nhà nước về tài chính đối với các nguồn viện trợ của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế cho Việt Nam; cho vay và viện trợ của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cho nước ngoài; thực hiện vai trò đại diện Chính phủ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ tài chính với nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế; làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.

Như vậy, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại là tổ chức thuộc Bộ Tài chính.

(Điều 1 Quyết định 988/QĐ-BTC năm 2019)

Quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được quy định như sau:

(1) Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được tổ chức thành 9 phòng, gồm:

- Văn phòng Cục;

- Phòng Kế hoạch và Quản lý rủi ro;

- Phòng Kế toán nợ và Thống kê;

- Phòng Quản lý dự án trung ương;

- Phòng Quản lý dự án địa phương;

- Phòng Quản lý nợ đối với các Chính phủ nước ngoài (sau đây gọi là Phòng Quản lý nợ song phương);

- Phòng Quản lý nợ đối với các tổ chức tài chính quốc tế đa phương (sau đây gọi là Phòng Quản lý nợ đa phương);

- Phòng Quản lý bảo lãnh Chính phủ và Vay thương mại;

- Phòng Quản lý viện trợ.

Nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng Cục và các phòng thuộc Cục do Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại quy định.

(2) Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại phân công nhiệm vụ cho công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

(3) Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được tổ chức bộ máy kế toán và bố trí người làm kế toán để thực hiện công tác kế toán nợ nước ngoài của Chính phủ, kế toán Quỹ tích lũy trả nợ tại Phòng Kế toán nợ và Thống kê và kế toán đơn vị sử dụng ngân sách tại Văn phòng Cục theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài chính.

(4) Biên chế của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

(Điều 3 Quyết định 988/QĐ-BTC năm 2019)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại trong công tác quản lý bảo lãnh chính phủ

Trong công tác quản lý bảo lãnh chính phủ, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ 05 năm và hàng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ quyết định;

- Chủ trì tổ chức thẩm định đề xuất chủ trương, đề xuất cấp bảo lãnh Chính phủ đối với khoản vay, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp; tham gia ý kiến về thỏa thuận vay, phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp; kiến nghị việc cấp và tổ chức quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ;

Phối hợp với Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính tổ chức thẩm định đề xuất chủ trương, đề xuất cấp bảo lãnh Chính phủ đối với phương án phát hành trái phiếu của các ngân hàng chính sách;

- Thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; giám sát thực hiện hạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm, bao gồm cả hạn mức phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ Tài chính đề xuất cơ chế xử lý tài chính đối với các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định của pháp luật.

(Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 2 Quyết định 988/QĐ-BTC năm 2019)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

658 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;