Quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án về hành vi bạo lực gia đình

Quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án về hành vi bạo lực gia đình là nội dung được quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.

Quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án về hành vi bạo lực gia đình (Hình từ Internet)

1. Cấm tiếp xúc và bạo lực gia đình là gì?

Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì cấm tiếp xúc và bạo lực gia đình là:

- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

- Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

2. Quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án về hành vi bạo lực gia đình

Cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án về hành vi bạo lực gia đình là nội dung được quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:

- Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình;

+ Có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.

- Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi cần bảo vệ tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

 Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

- Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

- Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết.

- Trường hợp gia đình có việc cưới, việc tang hoặc trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải thông báo với người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và cam kết không để xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Võ Tấn Đại

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;