Bắt buộc ghi nhãn biến đổi gen với thực phẩm xuất khẩu sang Đài Loan

Đây là nội dung cảnh báo trong Công văn 1508/TĐC-TBT mà Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường chất lượng đã gửi đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngày 12/07/2016 vừa qua.

 

Theo phiên họp của Ủy ban hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Ủy ban TBT) tháng 6/2016, các quốc gia trong đó có Canada đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về các hạn chế thương mại trong đó có biện pháp kỹ thuật của các thành viên khác, trong đó có quy định về ghi nhãn thực phẩm, phụ gia thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen (GMOs) của Đài Loan. Các nước đều cho rằng, quy định trên mang tính khắt khe quá mức cần thiết và chắc hẳn Đài Loan có thể áp dụng một biện pháp ít hạn chế hơn.

Theo Dự thảo, giới hạn hàm lượng GMOs có trong 3 nhóm thực phẩm là thực phẩm đóng gói sẵn, phụ gia thực phẩm và thực phẩm chưa đóng gói từ 3% trở lên bắt buộc phải ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen. Ngưỡng giới hạn GMOs này của Đài Loan bị đánh giá là quá khắt khe so với các quốc gia khác trong khu vực.

Bên cạnh đó, Việc ghi nhãn bắt buộc đối với 3 nhóm sản phẩm nêu trên được áp dụng trong 2 trường hợp gồm:

  1. Thực phẩm (đóng gói/chưa đóng gói), phụ gia thực phẩm sản xuất từ GMOs;
  2. Thực phẩm (đóng gói/chưa đóng gói), phụ gia thực phẩm sử dụng trực tiếp từ GMOs trong quá trình sản xuất nhưng trong sản phẩm cuối cùng không chứa phân đoạn DNA biến đổi gen hoặc protein biến đổi gen.

 

Chuẩn bị ứng phó cho trường hợp Dự thảo của Đài Loan sẽ có hiệu lực, Tổng cục Tiêu chuẩn và Đo lường Chất lượng gửi Công văn số 1508/TĐC-TBT tới một số cơ quan liên quan trong đó:
- Tổng cục Tiêu chuẩn và Đo lường Chất lượng yêu cầu Bộ NN&PTNT tìm hiểu quy định của Đài Loan và cung cấp các thông tin khác liên quan nếu có nhằm phòng chống ảnh hưởng của quy định ghi nhãn thực phẩm, phụ gia thực phẩm có chưa GMOs của Đài Loan tới doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam; Bên cạnh đó, Tổng cục cũng yêu cầu Bộ NN&PTNT xây dựng một số biện pháp kỹ thuật của Việt Nam theo hướng quy định từ Đài Loan nhằm hạn chế hàng hóa kém chất lượng và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước;

- Ngoài ra, Công văn trên còn được gửi đến Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực Miền Nam và VCCI. Theo đó, Tổng cục yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền tiến hành phổ biến quy định tới doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm liên quan của Việt Nam;

Xem toàn văn nội dung công văn tại đây.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

713 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;