Nội dung quản lý cán bộ công chức, người lao động thuộc các cơ quan thi hành án dân sự được quy định thế nào? – Thanh Hòa (Thái Bình)
Nội dung quản lý CCVC, NLĐ thuộc các cơ quan thi hành án dân sự (Hình từ internet)
Nội dung quản lý CCVC, NLĐ thuộc các cơ quan thi hành án dân sự bao gồm:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức và người lao động.
- Quản lý vị trí việc làm, cơ cấu, biên chế công chức, số lượng viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý.
- Tuyển dụng, tiếp nhận, sử dụng công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động.
- Điều động, luân chuyển, biệt phái, cho chuyển công tác, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ.
- Bổ nhiệm ngạch, thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
- Khen thưởng, kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
- Cho thôi việc, nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí, nghỉ phép, nghỉ công tác không hưởng lương, cử công chức, viên chức, người lao động đi công tác, cho phép đi nước ngoài về việc riêng.
- Quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về công chức, viên chức, người lao động.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thực hiện quy định của pháp luật về công chức, viên chức, người lao động.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
- Các nội dung quản lý khác đối với công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
(Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BTP)
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp và sự quản lý thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối với đội ngũ công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự.
- Bảo đảm công khai, minh bạch và thực hiện có hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng trong công tác quản lý công chức, viên chức, người lao động theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước.
Tăng cường sự phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Thường vụ Huyện uỷ, Quận uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách khác đối với cấp trưởng, cấp phó của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện.
- Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trước người đứng đầu đơn vị cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện các nội dung được phân cấp.
- Phân cấp quản lý gắn với chế độ trách nhiệm, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra của cấp trên đối với trách nhiệm của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự trong việc thực hiện các nội dung được phân cấp quy định tại Thông tư này.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi nội dung đã phân cấp hoặc yêu cầu tạm dừng việc thực hiện thẩm quyền đã phân cấp cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quy định tại Thông tư này.
(Điều 2 Thông tư 09/2015/TT-BTP)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |