Nội dung bài viết trình bày về các chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự dựa trên quy định pháp luật hiện hành.
Nội dung các chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự mới nhất (Hình ảnh từ Internet)
Theo Điều 43 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định các chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:
* Chi phí cần thiết khác quy định tại điểm c khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 bao gồm:
- Chi phí họp bàn cưỡng chế do Chấp hành viên tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế;
- Chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án do tài sản kê biên không bán được theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự 2008; tài sản cưỡng chế theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự 2008 nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm; tài sản bị cưỡng chế không còn hoặc bị mất giá trị sử dụng; người phải thi hành án phải giao, trả tài sản theo bản án, quyết định mà không có khả năng thanh toán chi phí cưỡng chế; người phải thi hành án phải thực hiện công việc nhất định bỏ đi khỏi nơi cư trú hoặc chết mà không còn tài sản để thanh toán chi phí cưỡng chế;
- Chi phí cho việc Chấp hành viên xác minh, xác định giá trị tài sản trước khi cưỡng chế để áp dụng biện pháp cưỡng chế tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án, chi phí cần thiết để áp dụng theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự 2008;
- Các khoản chi cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài liệu của người phải thi hành án mà không thu được tiền của người phải thi hành án để thanh toán chi phí;
- Chi phí cho việc bố trí phiên dịch, biên dịch trong trường hợp đương sự là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số của Việt Nam không biết tiếng Việt;
- Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải đình chỉ theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự 2008;
- Chi phí cưỡng chế đã thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền hủy việc cưỡng chế.
* Chế độ bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế theo khoản 7 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 thực hiện như sau:
- Đối tượng được bồi dưỡng gồm Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, Kiểm sát viên, công an, dân quân tự vệ; đại diện chính quyền địa phương, tổ chức xã hội, tổ dân phố; trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các lực lượng khác được huy động tham gia các hoạt động để cưỡng chế thi hành án;
- Chế độ bồi dưỡng được áp dụng cho các hoạt động xác minh điều kiện để bảo vệ cưỡng chế thi hành án, trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, trực tiếp tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, họp bàn cưỡng chế thi hành án, họp định giá và định giá lại tài sản, bán tài sản trong trường hợp không ký hợp đồng ủy quyền với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản; trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần thiết;
Tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 62/2015/NĐ-CP thì đương sự là cá nhân có thể được Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền tổ chức thi hành án xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn.
Mức thu nhập tối thiểu được xác định theo chuẩn hộ nghèo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
- Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng.
- Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
Tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định đương sự phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án nêu rõ lý do đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
Đương sự có khó khăn về kinh tế, thuộc diện neo đơn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập. Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh. Đương sự bị tàn tật, ốm đau kéo dài phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và tài liệu kèm theo của đương sự, cơ quan thi hành án.
Tô Quốc Trình
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |