Sau đây là các nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định mới nhất.
Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình (Hình từ Internet)
Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo Điều 26 Nghị định 76/2023/NĐ-CP như sau:
- Nhân viên trực tiếp thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kỹ năng ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng kiểm soát cơn nóng giận; kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực; kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong gia đình.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng về tâm lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bị bạo lực gia đình.
- Nhân viên thực hiện các hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình và kiến thức, kỹ năng liên quan đến dịch vụ cung cấp.
- Người đã được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 26 Nghị định 76/2023/NĐ-CP sau 05 năm phải tham gia bồi dưỡng cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo lĩnh vực trực tiếp thực hiện.
Nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP như sau:
- Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở do cá nhân, tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
- Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Nội dung hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
+ Tham gia tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác;
+ Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình chưa có việc làm có nhu cầu được hỗ trợ.
- Phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
+ Cá nhân, tổ chức đăng ký hoạt động một hoặc nhiều nội dung quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP;
+ Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cho đối tượng là người lao động, hội viên, đoàn viên, thành viên của mình.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |