Những hành vi nào trong vùng lãnh hải được coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam?

Những hành vi nào trong vùng lãnh hải được coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam?
Anh Hào

Nội dung bài viết sẽ giải đáp câu hỏi: Những hành vi nào trong vùng lãnh hải được coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam?

Những  hành  vi  nào  trong  vùng  lãnh  hải  được  coi  là  gây  phương  hại  đến  hòa  bình,  quốc  phòng,  an  ninh  của  Việt  Nam?

Những hành vi nào trong vùng lãnh hải được coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam? (Hình từ internet)

Những hành vi nào trong vùng lãnh hải được coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Biển Việt Nam 2012 đã quy định về hành vi đi qua không gây hại trong lãnh hải như sau:

Điều 23. Đi qua không gây hại trong lãnh hải

...

3. Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:

a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;

b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc;

c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;

d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;

g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;

h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;

i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;

k) Đánh bắt hải sản trái phép;

l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;

m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;

n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

Như vậy, theo quy định trên có tất cả 13 hành vi được cho là trong vùng lãnh hải được coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

Quy định về chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế như thế nào?

Theo Điều 16 Luật Biển Việt Nam 2012 đã quy định về chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế như sau:

- Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:

+ Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

+ Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

- Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

- Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Luật Biển Việt Nam 2012.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;