Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Cơ cấu tổ chức của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam như thế nào? – Gia Hân (Ninh Thuận)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (Hình từ internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
- Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước.
- Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
- Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: VIETNAM INLAND WATERWAYS ADMINISTRATION, viết tắt: VIWA.
(Điều 1 Quyết định 383/QĐ-BGTVT năm 2023)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam về kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bao gồm:
- Tổ chức quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện việc quản lý, giám sát công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hằng năm, trung hạn (hoặc theo kỳ kế hoạch) thuộc phạm vi quản lý trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Trình Bộ trưởng quyết định phân cấp quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
- Trình Bộ trưởng công bố mở, đóng, chuyển đổi luồng đường thủy nội địa quốc gia và luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia;
- Trình Bộ trưởng công bố danh mục tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia theo quy định;
- Trình Bộ trưởng quyết định giá khoán bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa quốc gia;
- Thỏa thuận, tham gia ý kiến bằng văn bản đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chuyên ngành của địa phương thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa địa phương. Tổng hợp các tuyến đường thủy nội địa đang quản lý, khai thác, bảo trì trong phạm vi cả nước.
(Khoản 6 Điều 2 Quyết định 383/QĐ-BGTVT năm 2023)
- Các tổ chức giúp việc Cục trưởng:
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính.
+ Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng.
+ Phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế và Môi trường.
+ Phòng Tổ chức cán bộ.
+ Phòng Vận tải - An toàn giao thông.
+ Phòng Pháp chế - Thanh tra.
+ Văn phòng.
- Các Chi cục Đường thủy nội địa khu vực:
+ Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I.
+ Chi cục Đường thủy nội địa khu vực II.
+ Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III.
- Các Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực:
+ Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I.
+ Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II.
+ Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III.
+ Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV.
+ Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V.
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
+ Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy I.
+ Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy II.
(Điều 3 Quyết định 383/QĐ-BGTVT năm 2023)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |