Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán
Trần Thanh Rin

Tôi muốn biết pháp luật quy định như thế nào về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán? - Minh Quang (Ninh Thuận)

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Tiêu chuẩn của Trưởng Đoàn kiểm toán

Theo khoản 1 Điều 38 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (sửa đổi 2019), các tiêu chuẩn của Trưởng Đoàn kiểm toán được quy định như sau:

- Có đủ trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm công tác phù hợp với nhiệm vụ được giao;

- Là Kiểm toán viên chính giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng trở lên hoặc Kiểm toán viên giữ chức vụ từ Trưởng phòng trở lên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán

2.1. Nhiệm vụ của Trưởng Đoàn kiểm toán

Cụ thể tại khoản 1 Điều 39 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (sửa đổi 2019), Trưởng Đoàn kiểm toán có nhiệm vụ sau đây:

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo quyết định kiểm toán;

- Duyệt kế hoạch kiểm tra, đối chiếu tại cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán, báo cáo Kiểm toán trưởng trước khi thực hiện; duyệt biên bản kiểm toán của các Tổ kiểm toán; lập báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước;

Báo cáo, giải trình kết quả kiểm toán trước Kiểm toán trưởng và cùng Kiểm toán trưởng báo cáo, giải trình kết quả đó trước Tổng Kiểm toán nhà nước; tổ chức thông báo kết quả kiểm toán đã được Tổng Kiểm toán nhà nước thông qua với đơn vị được kiểm toán; ký vào báo cáo kiểm toán;

- Quản lý thành viên Đoàn kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước;

- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Kiểm toán trưởng về tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, tình hình và kết quả hoạt động kiểm toán.

2.2. Quyền hạn của Trưởng Đoàn kiểm toán

Trưởng Đoàn kiểm toán có quyền hạn sau đây:

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán;

- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán;

- Đề nghị Kiểm toán trưởng kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật;

Niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có hành vi sửa đổi, chuyển dời, cất giấu, tiêu hủy tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán;

- Yêu cầu Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán báo cáo kết quả kiểm toán;

Khi có ý kiến khác nhau trong Đoàn kiểm toán về kết quả kiểm toán thì Trưởng Đoàn kiểm toán được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, đồng thời báo cáo ý kiến khác nhau đó với Kiểm toán trưởng;

- Bảo lưu bằng văn bản ý kiến của mình khác với đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán;

- Báo cáo Kiểm toán trưởng đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị được kiểm toán;

- Tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn kiểm toán từ Tổ trưởng Tổ kiểm toán trở xuống khi có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (sửa đổi 2019).

- Khi thực hiện kiểm toán, được quyền truy cập, khai thác hoặc ủy quyền bằng văn bản theo quy định của pháp luật cho thành viên Đoàn kiểm toán truy cập, khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán dưới sự giám sát về phạm vi truy cập, khai thác của đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán;

Việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.

(Khoản 2 Điều 39 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (sửa đổi 2019))

2.3. Trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán 

Theo khoản 3 Điều 39 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (sửa đổi 2019), Trưởng Đoàn kiểm toán có các trách nhiệm như sau:

- Chịu trách nhiệm trước Kiểm toán trưởng về hoạt động của Đoàn kiểm toán;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán;

- Chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm toán của thành viên Đoàn kiểm toán; chịu trách nhiệm về quyết định, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ đối với thành viên trong Đoàn kiểm toán từ Tổ trưởng Tổ kiểm toán trở xuống.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

625 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;