Nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Nguyễn Thị Diễm My

Nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm những gì? – Quốc An (Bình Định)

Nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được quy định tại Điều 2 Quyết định 989/QĐ-LĐTBXH năm 2013 bao gồm:

- Tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng tuần của Bộ; là đầu mối tổng hợp và lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về công tác chỉ đạo, điều hành và tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ đã được phê duyệt.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và ngành thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ, các văn bản hành chính thông thường của Bộ và các nhiệm vụ khác được Bộ giao.

- Trình Bộ phân công nhiệm vụ và đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nội dung, công việc thuộc trách nhiệm của Bộ được giao tại các nghị quyết, chương trình, kết luận và các văn bản khác do cơ quan của Đảng và Nhà nước ban hành.

- Tổng hợp tình hình xử lý công việc theo nhiệm vụ được giao, thông tin kịp thời đến Lãnh đạo Bộ các công việc đã được giải quyết, chưa được giải quyết và những công việc cần thiết khác để Lãnh đạo Bộ xem xét, xử lý.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp, buổi làm việc của Lãnh đạo Bộ; ghi biên bản và ra thông báo kết luận các cuộc họp, buổi làm việc của Lãnh đạo Bộ (trong trường hợp người chủ trì cuộc họp, buổi làm việc yêu cầu).

- Làm đầu mối liên hệ, tổ chức các hoạt động phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản trị hành chính; phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành công việc hàng tuần, hàng ngày của Lãnh đạo Bộ.

- Tổ chức chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ hồ sơ, các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ; kiểm tra về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản và quy trình thủ tục trong việc trình Lãnh đạo Bộ duyệt, ký và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính theo quy định của pháp luật; quản lý và tổ chức hoạt động của thư viện Bộ.

- Bảo đảm trật tự, kỷ luật, kỷ cương theo nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; quản lý chế độ làm việc, sinh hoạt và hội nghị của Bộ theo quy định của pháp luật và của Bộ.

- Tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống lụt, bão; bảo đảm an toàn vệ sinh, môi trường, phòng, chống dịch bệnh và công tác y tế đối với cơ quan Bộ; tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, an ninh của Bộ và cơ quan Bộ.

- Bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc của cơ quan Bộ; quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí hoạt động của cơ quan Bộ.

- Thực hiện công tác kế toán, tài chính của cơ quan Bộ; là đơn vị dự toán cấp II của Bộ.

- Về Thi đua - Khen thưởng:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung phát động các phong trào thi đua trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành;

+ Giúp Bộ trưởng quản lý thống nhất kiểm tra và giám sát việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, ngành;

+ Giúp việc Bộ trưởng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương;

+ Tổ chức thực hiện và quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng của Bộ để phục vụ cho công tác thi đua, khen thưởng;

+ Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, ngành và các nhiệm vụ trong hoạt động của Khối thi đua các Bộ, ngành khoa học - văn hóa - xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền về hoạt động của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ở trong nước và ngoài nước; giúp Bộ trưởng thu thập, xử lý thông tin của báo chí về các lĩnh vực hoạt động của Bộ.

- Là đầu mối giúp Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri về những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

- Phối hợp với Trung tâm Thông tin và các đơn vị liên quan để thông tin, tuyên truyền về tình hình hoạt động của Bộ trên trang thông tin điện tử của Bộ.

- Phối hợp với Công đoàn Bộ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan Bộ theo chế độ, chính sách của Nhà nước và của Bộ.

- Quản lý công chức, viên chức và người lao động của Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao hoặc do pháp luật quy định.

2. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

- Văn phòng Bộ có Chánh Văn phòng Bộ, các Phó Chánh Văn phòng Bộ, và một số công chức, viên chức, người lao động.

- Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ, gồm:

+ Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh;

+ Phòng Hành chính;

+ Phòng Thư ký - Tổng hợp;

+ Phòng Tuyên truyền - Thi đua;

+ Phòng Quản trị;

+ Phòng Kế toán - Tài chính;

+ Phòng Quốc phòng - An ninh;

+ Phòng Quản lý xe;

+ Nhà khách;

+ Nhà khách Người có công (đơn vị sự nghiệp công lập).

(Điều 3 Quyết định 989/QĐ-LĐTBXH năm 2013)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1206 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;