Nguyên tắc trong hoạt động thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích như thế nào? Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích gồm những thành phần nào? – Phúc Hiền (Thái Bình)
Nguyên tắc trong hoạt động thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích (Hình từ internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, về xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Được lập trên cơ sở nghiên cứu, xác định đặc điểm, giá trị, tình trạng kỹ thuật, kết quả khảo sát liên quan đến di tích và phải tuân thủ thiết kế cơ sở của dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt.
- Ưu tiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật truyền thống (trường hợp giải pháp kỹ thuật truyền thống không đáp ứng yêu cầu về tu bổ di tích thì được áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ hiện đại phù hợp, đã được kiểm nghiệm trong thực tế và không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc, giá trị của di tích). Ưu tiên bảo quản, gia cố, gia cường di tích trước khi áp dụng phương án tu bổ, phục hồi di tích.
- Được điều chỉnh, bổ sung khi có phát sinh, phát hiện mới về di tích.
- Thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân và cộng đồng dân cư nơi có di tích.
(Điều 3 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL)
Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích được lập thành hồ sơ, bao gồm:
- Báo cáo kết quả khảo sát di tích.
- Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích.
- Ảnh di tích.
- Bản vẽ thi công tu bổ di tích.
- Dự toán chi phí tu bổ di tích.
- Phụ lục tài liệu có liên quan.
(Điều 5 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL)
- Việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa đối với nội dung được quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL, cụ thể như sau:
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp tỉnh; có văn bản đề nghị Cục Di sản văn hóa tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị;
+ Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị.
- Việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công bảo quản hiện vật được thực hiện như quy định đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích.
(Điều 13 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL)
- Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích được điều chỉnh, bổ sung khi có phát sinh, phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công tu bổ di tích. Việc điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt.
- Hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích bao gồm:
+ Thuyết minh nội dung điều chỉnh, bổ sung;
+ Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên;
+ Bản sao bản vẽ giải pháp tu bổ di tích đã được phê duyệt liên quan đến nội dung điều chỉnh, bổ sung;
+ Bản vẽ hiện trạng và bản vẽ giải pháp điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích;
+ Biên bản của Hội đồng đánh giá di tích quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL;
+ Dự toán điều chỉnh, bổ sung.
Tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản này phải thể hiện rõ những phát sinh, phát hiện mới về di tích.
Việc thẩm định điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích được thực hiện trong thời hạn 07 (bảy) ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL.
Việc điều chỉnh, bổ sung và thẩm định điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công bảo quản hiện vật được thực hiện như quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 14 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL.
(Điều 14 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |