Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
Nguyễn Thị Diễm My

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, trong đó có quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.

Nguyên  tắc  tổ  chức  và  hoạt  động  của  Tòa  án  nhân  dân

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân (Hình từ internet)

1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:

- Độc lập theo thẩm quyền xét xử.

- Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.

- Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.

- Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

- Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

- Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

- Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

- Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

- Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

2. Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân

- Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm:

+ Tòa án nhân dân tối cao;

+ Tòa án nhân dân cấp cao;

+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

+ Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt);

+ Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).

- Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án quân sự được quy định như sau:

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; thành lập, giải thể Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

(Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân

- Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

- Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;

+ Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;

+ Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;

+ Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;

+ Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;

+ Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;