Nghiệp đoàn cơ sở là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của nghiệp đoàn cơ sở

Nghiệp đoàn cơ sở là gì? Nghiệp đoàn cơ sở có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? – Lan Vương (Đồng Nai)

Nghiệp đoàn cơ sở là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của nghiệp đoàn cơ sở

Nghiệp đoàn cơ sở là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của nghiệp đoàn cơ sở (Hình từ internet)

1. Nghiệp đoàn cơ sở là gì?

Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động, được thành lập khi có từ 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp người lao động tự do hợp pháp, gồm:

- Lao động hành nghề vận tải, dịch vụ vận tải.

- Lao động hành nghề thương mại, dịch vụ thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, y dược.

- Lao động hành nghề khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, hải sản.

- Lao động hành nghề cơ khí, xây dựng, điện tử, tin học.

- Thợ thủ công, mỹ nghệ, chế tác mỹ phẩm, hàng tiêu dùng...

(Khoản 2 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ, Mục 11.2 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ)

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của nghiệp đoàn cơ sở

Nhiệm vụ và quyền hạn của nghiệp đoàn cơ sở bao gồm:

- Đại diện cho đoàn viên quan hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên; tập hợp ý kiến, nguyện vọng của đoàn viên để tìm giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ hoặc phản ánh, kiến nghị, đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.

- Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; hướng dẫn việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống và điều kiện hành nghề của người lao động.

- Tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước; vận động đoàn viên và người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, cuộc sống, đấu tranh phòng ngừa các tệ nạn xã hội.

- Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng nghiệp đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.

- Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước.

(Điều 16 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ)

3. Thủ tục thành lập nghiệp đoàn cơ sở

- Người lao động thành lập nghiệp đoàn cơ sở:

+ Những nơi chưa có nghiệp đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập nghiệp đoàn cơ sở (gọi tắt là ban vận động).

+ Khi có đủ điều kiện thành lập nghiệp đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập nghiệp đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đối tượng tập hợp quy định tại Điều 17 Điều lệ này; công đoàn cấp trên xem xét, công nhận nghiệp đoàn cơ sở.

+ Hoạt động của ban chấp hành nghiệp đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.

- Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trong việc thành lập nghiệp đoàn cơ sở

+ Hỗ trợ người lao động lập ban vận động.

+ Hỗ trợ ban vận động về nội dung, phương thức tuyên truyền người lao động gia nhập công đoàn, tổ chức đại hội thành lập nghiệp đoàn cơ sở; bầu ban chấp hành nghiệp đoàn cơ sở.

+ Xem xét công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, nghiệp đoàn cơ sở và ban chấp hành nghiệp đoàn cơ sở theo quy định.

+ Những nơi người lao động không đủ khả năng tổ chức ban vận động thành lập nghiệp đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các thủ tục thành lập nghiệp đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời.

- Nghiệp đoàn cơ sở không đủ điều kiện tồn tại và hoạt động thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động.

(Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ)

Diễm My

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

4724 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;