Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Trần Thanh Rin

Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội là nội dung tại Công văn 2536/BLĐTBXH-VKHTC ngày 176/2024.

Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội (Hình từ Internet)

Ngày 17/6/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn 2536/BLĐTBXH-VKHTC về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

Theo đó, việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn như sau:

(1) Yêu cầu trong xây dựng Kế hoạch năm 2025

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2024; dự báo cơ hội, thách thức đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành để có căn cứ luận chứng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho năm 2025.

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường, cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro đan xen tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

- Kế hoạch năm 2025 đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2021-2025, các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch tỉnh, thành phố và tình hình thực tiễn của mỗi địa phương và phải thống nhất, phù hợp các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của ngành (Quyết định 1218/QĐ-LĐTBXH ngày 26/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Mục tiêu của Kế hoạch năm 2025 (mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu cụ thể) cần tập trung, phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm đảm bảo thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; bám sát chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu của Kế hoạch năm 2025 phải mang tính đột phá, đổi mới, mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn, đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, phù hợp với khả năng thực hiện, gắn với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát huy tính tự lực, tự cường, tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong phát triển kinh tế xã hội, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

- Các nhiệm vụ, đề án phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành; cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp...

- Việc xây dựng Kế hoạch năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội phải được triển khai đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị và các ngành, các cấp; đảm bảo tiến độ, thời gian và biểu mẫu quy định.

(2) Nội dung chủ yếu của Kế hoạch năm 2025.

- Bối cảnh xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự, bất ổn chính trị leo thang tại Trung Đông; xung đột quân sự Nga - Ucraina; tình hình mất việc, thôi việc, giảm giờ làm của người lao động...

- Mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu cụ thể của từng lĩnh vực (bao gồm các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao; các chỉ tiêu quản lý ngành).

- Định hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu (về hoàn thiện thể chế, xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, người có công và xã hội; phát triển thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm; phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, gắn kết công tác đào tạo với thị trường lao động; phát triển hệ thống bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); chăm sóc người có công, người cao tuổi, người khuyết tật và các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương; công tác giảm nghèo, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy bình đẳng giới; thực hiện quyền trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra và hợp tác quốc tế).

Chú ý, đối với các lĩnh vực có chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án, dự án đơn vị phải đề xuất nguồn lực nhằm bảo đảm khả năng thực hiện các mục tiêu đề ra của năm 2025.

- Tổ chức thực hiện.

- Đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành trung ương (nếu có).

(Đề cương chi tiết theo phụ lục 1; mục tiêu phấn đấu 5 năm giai đoạn 2021-2025 tại phụ lục 2 kèm theo Công văn 2536/BLĐTBXH-VKHTC).

Cùng với báo cáo thuyết minh, yêu cầu các đơn vị, địa phương tổng hợp đầy đủ số liệu theo biểu mẫu tại phụ lục 3 và phụ lục 4 kèm theo công văn này (các đơn vị, địa phương tham khảo thêm hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn 4487/BKHĐT-TH ngày 11/6/2023 nêu trên)

Xem thêm tại Công văn 2536/BLĐTBXH-VKHTC ngày 17/6/2024.

137 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;