Hợp đồng nhận lao động thực tập là gì? Nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập ở nước ngoài

Hợp đồng nhận lao động thực tập là gì? Nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập ở nước ngoài
Lê Trương Quốc Đạt

Hợp đồng nhận lao động thực tập là gì? Nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập ở nước ngoài gồm những gì? - Kim Chi (Vĩnh Long)

Hợp đồng nhận lao động thực tập là gì? Nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập ở nước ngoài

Hợp đồng nhận lao động thực tập là gì? Nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập ở nước ngoài (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Hợp đồng nhận lao động thực tập là gì?

Theo khoản 1 Điều 37 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì hợp đồng nhận lao động thực tập là thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp Việt Nam với cơ sở tiếp nhận lao động thực tập ở nước ngoài về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa đi và tiếp nhận người lao động của doanh nghiệp đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.

2. Nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập ở nước ngoài

Nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập ở nước ngoài theo khoản 2 Điều 37 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 gồm:

- Thời hạn thực tập;

- Số lượng người lao động; ngành, nghề thực tập; độ tuổi của người lao động;

- Địa điểm thực tập;

- Điều kiện, môi trường thực tập;

- Thời giờ thực tập, thời giờ nghỉ ngơi;

- An toàn, vệ sinh lao động;

- Tiền lương, tiền công;

- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại;

- Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;

- Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khác (nếu có);

- Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

- Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi thực tập và ngược lại;

- Trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian thực tập ở nước ngoài;

- Trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian thực tập ở nước ngoài;

- Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;

- Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

3. Quy định về đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập ở nước ngoài

Quy định về đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập ở nước ngoài theo Điều 39 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:

- Hợp đồng nhận lao động thực tập phải đăng ký theo quy định sau đây:

+ Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian dưới 90 ngày phải đăng ký tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

+ Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian từ 90 ngày trở lên phải đăng ký tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 40 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

4. Hồ sơ đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập ở nước ngoài

Hồ sơ đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập ở nước ngoài theo khoản 1 Điều 39 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 gồm:

- Văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập;

- Bản sao hợp đồng nhận lao động thực tập kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;

- Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy tờ chứng minh việc ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1070 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;