Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt gồm những gì?

Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt gồm những gì?
Lê Trương Quốc Đạt

Xin hỏi hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt gồm những gì? - Thiên An (Long An)

Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt gồm những gì?

Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt gồm những gì? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt gồm những gì?

Theo khoản 1 Điều 40 Luật Đường sắt 2017 thì hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt gồm:

- Bảo đảm an toàn về người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt;

- Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất hoạt động giao thông vận tải trên đường sắt;

- Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống hành vi phá hoại công trình đường sắt và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt;

- Các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông trên đường sắt và tại điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ.

2. Nguyên tắc và nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt

Nguyên tắc và nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt theo khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Đường sắt 2017 như sau:

- Điều hành giao thông vận tải đường sắt phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

+ Tập trung, thống nhất; tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố;

+ Bảo đảm giao thông vận tải đường sắt an toàn, thông suốt theo đúng biểu đồ chạy tàu;

+ Bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.

- Điều hành giao thông vận tải đường sắt bao gồm các nội dung sau đây:

+ Lập, phân bổ và công bố biểu đồ chạy tàu;

+ Tổ chức chạy tàu thống nhất, tập trung, bảo đảm an toàn, thông suốt theo đúng biểu đồ chạy tàu đã công bố, quy định về tín hiệu giao thông đường sắt, quy tắc giao thông đường sắt và mệnh lệnh chạy tàu;

+ Chỉ huy xử lý các sự cố khẩn cấp hoặc bất thường xảy ra trên đường sắt;

+ Thu nhận và tổng hợp thông tin liên quan đến công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt;

+ Phối hợp điều hành giao thông vận tải đường sắt với các tổ chức đường sắt quốc tế;

+ Lưu trữ dữ liệu liên quan đến công tác điều hành theo quy định của pháp luật.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt

Theo Điều 9 Luật Đường sắt 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt như sau:

- Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.

- Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

- Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

- Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.

- Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt.

- Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.

- Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; 

Mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.

- Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.

- Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.

- Mang, vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ và hàng nguy hiểm khác vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị.

- Làm, tiêu thụ vé giả; bán vé trái quy định.

- Đưa phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị không bảo đảm an toàn kỹ thuật vào hoạt động phục vụ giao thông đường sắt; sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách; 

Tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt; giao hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

- Nối vào tàu khách các toa xe vận tải động vật, hàng hoá có mùi hôi thối, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất độc hại và hàng nguy hiểm khác.

- Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định.

- Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

2763 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;