Động viên công nghiệp là gì? Doanh nghiệp, người lao động trong động viên công nghiệp được hưởng những chế độ gì? – Thanh Sang (Thái Bình)
Động viên công nghiệp là gì? Chế độ với doanh nghiệp, người lao động trong động viên công nghiệp (Hình từ internet)
Động viên công nghiệp là huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang để sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
Động viên công nghiệp được chuẩn bị từ thời bình và thực hành động viên trong trường hợp động viên cục bộ, tổng động viên và trong chiến tranh.
(Điều 1 Pháp lệnh động viên công nghiệp 2003)
Trong chuẩn bị động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp được:
- Bảo đảm đầy đủ, kịp thời tài liệu công nghệ và trang thiết bị để hoàn chỉnh dây chuyền;
- Bảo đảm kịp thời, đúng chủng loại, chất lượng, số lượng các loại vật tư khi sản xuất thử và khi sản xuất, sửa chữa trang bị để duy trì năng lực dây chuyền;
- Thanh toán và bảo đảm kinh phí đúng thời hạn;
- Hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
* Trong thực hành động viên công nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp được:
- Bảo đảm phương tiện vận chuyển khi di chuyển đến địa điểm mới;
- Bảo đảm kịp thời vật tư, trang thiết bị và kinh phí;
- Ưu đãi về thuế, đất đai như các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng;
- Giảm hoặc miễn trách nhiệm tài sản theo quy định của pháp luật trong trường hợp do thực hiện quyết định động viên công nghiệp mà không thực hiện được hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự đang có hiệu lực vào thời điểm nhận quyết định động viên công nghiệp;
- Hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
* Khi kết thúc động viên công nghiệp các doanh nghiệp công nghiệp được:
- Bảo đảm phương tiện vận chuyển về địa điểm trước khi di chuyển;
- Hỗ trợ kinh phí để phục hồi sản xuất.
Người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp được miễn nghĩa vụ lao động công ích trong thời gian thực hành động viên công nghiệp;
Người lao động trong thời gian diễn tập và thực hành động viên công nghiệp mà bị tai nạn, ốm đau, bị thương, từ trần, hy sinh thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
(Điều 27, 28, 29 Pháp lệnh động viên công nghiệp 2003)
- Nhà nước bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ động viên công nghiệp.
- Ngân sách nhà nước chi cho nhiệm vụ động viên công nghiệp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả.
- Ngân sách đảm bảo cho động viên công nghiệp được chi cho các công việc sau đây:
+ Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp;
+ Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp;
+ Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ động viên công nghiệp;
+ Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động khác;
+ Các hoạt động để duy trì năng lực sản xuất, sửa chữa của dây chuyền động viên công nghiệp;
+ Dự trữ vật tư;
+ Huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;
+ Di chuyển dây chuyền động viên công nghiệp;
+ Sản xuất, sửa chữa trang bị khi có quyết định động viên công nghiệp;
+ Phục hồi sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp sau khi hoàn thành nhiệm vụ động viên công nghiệp;
+ Nghiệp vụ động viên công nghiệp;
+ Các công việc khác của động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.
(Điều 30, 31 Pháp lệnh động viên công nghiệp 2003)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |