Xin hỏi điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục được quy định như thế nào? – Hồng Vân (Hà Nam)
Căn cứ quy định tại Điều 49 Luật Giáo dục 2019 thì nhà trường được thành lập khi có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.
Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
- Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Trong thời hạn quy định, nếu nhà trường có đủ các điều kiện nêu trên thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; khi hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện nêu trên thì bị thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập.
Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục (Hình từ internet)
Căn cứ quy định tại Điều 50 Điều 49 Luật Giáo dục 2019 thì nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp sau đây:
- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện được phép hoạt động giáo dục đã nêu ở trên;
- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại.
Căn cứ Điều 21 Luật Giáo dục 2019, pháp luật nghiêm cấm:
- Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
- Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |