Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông
Lê Trương Quốc Đạt

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông hiện nay được quy định như thế nào? - Kim Chi (Long An)

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông theo Điều 12 Nghị định 11/2010/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 64/2016/NĐ-CP) như sau:

- Cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông (sau đây gọi là thẩm tra viên) phải có chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ còn giá trị sử dụng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp.

- Cá nhân đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông, ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 11/2010/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 64/2016/NĐ-CP), còn phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Đảm nhận chức danh Chủ nhiệm đồ án thiết kế ít nhất 03 công trình đường bộ;

+ Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành công trình đường bộ, có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 07 năm;

+ Có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành giao thông đường bộ về công trình đường bộ, vận tải đường bộ và có thời gian ít nhất 10 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: 

Quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ; trong đó, đã tham gia xử lý an toàn giao thông từ 03 công trình đường bộ trở lên.

- Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông phải đáp ứng điều kiện sau:

+ Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B, phải có ít nhất 10 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 04 kỹ sư công trình đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông;

+ Đối với dự án nhóm C và công trình đường bộ đang khai thác, phải có ít nhất 05 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 01 kỹ sư công trình đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông.

2. Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông

Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông theo Điều 13 Nghị định 11/2010/NĐ-CP như sau:

- Đối với đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo:

+ Thẩm định an toàn giao thông bắt buộc thực hiện ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công;

+ Ngoài quy định về thẩm định an toàn giao thông bắt buộc thực hiện ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, người có thẩm quyền quyết định đầu tư lựa chọn thẩm định an toàn giao thông ở một trong các giai đoạn sau:

++ Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;

++ Trước khi đưa đường vào khai thác.

- Đối với công trình đường bộ đang khai thác phải thực hiện thẩm định an toàn giao thông khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

+ Công trình đường bộ đã được nâng cấp, cải tạo nếu xảy ra số vụ tai nạn giao thông tăng đột biến so với trước khi nâng cấp, cải tạo;

+ Lưu lượng xe thực tế tăng trên 30% so với lưu lượng xe thiết kế của kỳ tính toán;

+ Tình trạng đô thị hóa tăng trên 20% so với thời điểm đưa công trình vào khai thác.

3. Quy định chung về thẩm định an toàn giao thông

Quy định chung về thẩm định an toàn giao thông theo Điều 11 Nghị định 11/2010/NĐ-CP như sau:

- Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông

+ Đối với công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định dự án phải thẩm định an toàn giao thông. Chủ đầu tư quyết định lựa chọn giai đoạn của dự án phải thẩm định an toàn giao thông; tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông. 

Đối với dự án thực hiện theo hình thức BOT (Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), BT (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao), BTO (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh) thẩm quyền quyết định thẩm định an toàn giao thông theo quy định tại điểm b khoản này.

+ Đối với công trình đường bộ đang khai thác

Bộ Giao thông vận tải quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với quốc lộ, đường cao tốc;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện.

- Việc thẩm định an toàn giao thông của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 11/2010/NĐ-CP được thực hiện trên cơ sở Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông của tổ chức tư vấn thẩm tra an toàn giao thông.

- Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án không bằng vốn nhà nước hoặc có đường chuyên dùng phải tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông theo quy định của Nghị định 11/2010/NĐ-CP.

Báo cáo thẩm định an toàn giao thông phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 11/2010/NĐ-CP chấp thuận.

- Việc thẩm tra an toàn giao thông do một tổ chức có đủ năng lực theo quy định tại Điều 12 Nghị định 11/2010/NĐ-CP thực hiện; tổ chức thẩm tra an toàn giao thông hoạt động độc lập với tổ chức tư vấn thiết kế đã lập hồ sơ dự án, thiết kế công trình.

- Tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ dự án, thiết kế công trình, kiểm tra hiện trường, phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn giao thông; lập báo cáo thẩm tra đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục.

- Tư vấn thiết kế có trách nhiệm tiếp thu các đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm tra an toàn giao thông đã được thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 11/2010/NĐ-CP để chỉnh sửa hồ sơ dự án, thiết kế. 

Trường hợp không đồng ý với ý kiến của tổ chức thẩm tra an toàn giao thông thì tư vấn thiết kế báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định.

Đối với tuyến đường bộ đang khai thác, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm tiếp thu các đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm tra an toàn giao thông đã được thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 11/2010/NĐ-CP và có phương án sửa chữa, khắc phục.

Trường hợp không đồng ý với báo cáo thẩm tra an toàn giao thông thì trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 11/2010/NĐ-CP xem xét, quyết định.

- Chi phí thẩm tra, lệ phí thẩm định an toàn giao thông được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình đối với công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo; được sử dụng trong nguồn tài chính dành cho quản lý, bảo trì đường bộ đối với công trình đường bộ đang khai thác.

- Chi phí thẩm tra, lệ phí thẩm định an toàn giao thông

+ Bộ Giao thông vận tải quy định chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo;

+ Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác;

+ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về lệ phí thẩm định an toàn giao thông.

- Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông từng giai đoạn; quy định nội dung chương trình đào tạo về thẩm tra an toàn giao thông, tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1515 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;