Điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản

Khoáng sản là những loại vật chất đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay như sắt, than đá, kẽm, vàng, dầu khí, nước khoáng thiên nhiên,.. Nhìn dưới góc độ pháp luật, khoáng sản bao gồm trong lòng đất và trên mặt đất được khai thác, sử dụng. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường và Luật Khoáng sản 2010 . Trong đó, quy định rõ điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:

Điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản (Ảnh minh họa)

1. Điều kiện hoạt động

Cụ thể, theo quy định tại Điều 35 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện dưới đây:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;

- Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.

Ngoài ra, Tại Điều 12 Nghị định 60/2016/NĐ-CP Thông tư 17/2012/TT-BTNMT cũng quy định tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản khi hợp đồng thi công đề án thăm dò khoáng sản với tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản phải đáp ứng các quy định sau thì được hành nghề thăm dò khoáng sản:

- Doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp 2020;

- Tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo quy định của Luật khoa học và công nghệ 2013;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã 2012;

- Tổ chức sự nghiệp chuyên ngành địa chất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập có chức năng, nhiệm vụ thăm dò khoáng sản.

Mặc khác, Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản quy định ở trên khi thi công đề án phải có hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản (hồ sơ hành nghề được quản lý, lưu giữ tại tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản và tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản).

2. Điều kiện với người phụ trách, đội ngũ công nhân kỹ thuật

a, Đối với quy định về người phụ trách:

Người phụ trách kỹ thuật phải là người có trình độ tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm. Bên cạnh đó, người phụ trách phải là người có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn về thăm dò khoáng sản.

Người phụ trách (chủ nhiệm) ngoài đáp ứng điều kiện theo Điểm b Khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010 còn phải đáp ứng điều kiện như sau: (1) là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có đăng ký giấy phép lao động tại Việt Nam; (2) đáp đáp ứng điều kiện về văn bằng với trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành địa chất thăm dò khoáng sản (đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình) và có kinh nghiệm ít nhất 05 năm.

Đồng thời người phụ trách phải nắm vững kiến thức pháp luật về khoáng sản và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Đặc biệt, người phụ trách phải có khả năng tổ chức triển khai tuần tự các hạng mục công việc của đề án.

Trường hợp, đề án thăm dò khoáng sản có tính chất độc hại thì người phụ trách phải có thời gian tham gia với vị trí là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án. Đối với các đề án thăm dò khoáng sản khác, phải có ít nhất 01 đề án thăm dò đối với khoáng sản cùng loại.

Lưu ý: Chỉ khi có quyết định giao nhiệm vụ của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản thì chủ nhiệm đề án mới được thực hiện nhiệm vụ.

Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ được đảm nhận tối đa 02 đề án trong cùng một thời gian. Trường hợp lập báo cáo kết quả thăm dò, chủ nhiệm phải có thời gian ít nhất là 25% thời gian thi công được quy định trong giấy phép (Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BTNMT).

b, Đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật:

Đội ngũ công nhân kỹ thuật phải là người có trình độ, tay nghề chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan.

Khác với người chủ nhiệm, các nhóm công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành khi thi công phải cử người phụ trách. Người phụ trách phải đáp ứng được điều kiện về chuyên môn và thời gian kinh nghiệm nhiều hơn, cụ thể là:

- Đối với đề án thăm dò khoáng sản có tính chất độc hại yêu cầu như sau: người có trình độ trung cấp nghề phải có kinh nghiệm tối thiểu 05 năm hoặc người có trình độ đại học phải có kinh nghiệm tối thiểu là 03 năm.

- Đối với các đề án thăm dò khoáng sản khác, đối với người có trình độ trung cấp nghề phải có thời gian làm việc tối thiểu 03 năm hoặc 02 năm đối với người có trình độ đại học

Như vậy, để tổ chức thực hiện việc thăm dò khoáng sản, chủ nhiệm (người phụ trách) phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Đồng thời, đội ngũ công nhân kỹ thuật theo chuyên ngành phải đáp ứng yêu cầu phù hợp về số lượng nêu trong đề án đã được thẩm định trong giấy phép thăm dò khoáng sản.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1160 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;