Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
Lê Trương Quốc Đạt

Xin hỏi về điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an thế nào? - Thanh Bình (Đồng Tháp)

Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an thuộc đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề 

Theo Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề gồm:

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định 61/2015/NĐ-CP.

2. Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

Hỗ trợ đào tạo nghề khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an theo Điều 15 Nghị định 61/2015/NĐ-CP khi có đủ các điều kiện sau:

- Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

- Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

3. Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH như sau:

- Thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định 61/2015/NĐ-CP mà được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ đào tạo nghề (sau đây gọi là Thẻ) thì:

Được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH tiếp nhận, tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp và chi hỗ trợ các nội dung sau:

+ Chi hỗ trợ đào tạo quy định tại Điều 10 Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

+ Chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của Thẻ, giá trị còn lại của Thẻ (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.

- Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.

- Trong thời gian đào tạo nghề, nếu thanh niên thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thanh niên đó thôi học.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

423 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;