Tôi muốn tìm danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Có tất cả bao nhiêu nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện nay? - Đắc Minh (Long An)
Danh mục 1.830 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Hình từ Internet)
Về vấn đề này LawNet giải đáp như sau:
Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện nay được quy định kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, có 1.830 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bao gồm:
Danh mục 1.830 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
- Khai thác khoáng sản: 108 nghề/công việc;
- Cơ khí, luyện kim: 180 nghề/công việc;
- Hóa chất: 159 nghề/công việc;
- Vận tải: 100 nghề/công việc;
- Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi: 58 nghề/công việc;
- Điện: 100 nghề/công việc;
- Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: 39 nghề/công việc;
- Sản xuất xi măng: 39 nghề/công việc;
- Sành sứ, thủy tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ: 52 nghề/công việc;
- Da giày, dệt may: 58 nghề/công việc;
- Nông nghiệp và lâm nghiệp (bao gồm trồng trọt, khai thác, chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi - chế biến gia súc, gia cầm): 118 nghề/công việc;
- Thương mại: 47 nghề/công việc;
- Phát thanh, truyền hình: 18 nghề/công việc;
- Dự trữ quốc gia: 05 nghề/công việc;
- Y tế và dược: 66 nghề/công việc;
- Thủy lợi: 21 nghề/công việc;
- Cơ yếu: 17 nghề/công việc;
- Địa chất: 24 nghề/công việc;
- Xây dựng (xây lắp): 12 nghề/công việc;
- Vệ sinh môi trường: 27 nghề/công việc;
- Sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, vật liệu xây dựng: 46 nghề/công việc;
- Sản xuất thuốc lá: 32 nghề/công việc;
- Địa chính: 06 nghề/công việc;
- Khí tượng thủy văn: 08 nghề/công việc;
- Khoa học công nghệ: 57 nghề/công việc;
- Hàng không: 55 nghề/công việc;
- Sản xuất, chế biến muối ăn: 03 nghề/công việc;
- Thể dục - thể thao, văn hóa thông tin: 47 nghề/công việc;
- Thương binh và xã hội: 14 nghề/công việc;
- Bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát: 23 nghề/công việc;
- Du lịch: 08 nghề/công việc;
- Ngân hàng: 16 nghề/công việc;
- Sản xuất giấy: 24 nghề/công việc;
- Thủy sản: 38 nghề/công việc;
- Dầu khí: 119 nghề/công việc;
- Chế biến thực phẩm: 14 nghề/công việc;
- Giáo dục - đào tạo: 04 nghề/công việc;
- Hải quan: 09 nghề/công việc;
- Sản xuất ô tô xe máy: 23 nghề/công việc;
- Lưu trữ: 01 nghề/công việc;
- Tài nguyên môi trường: 24 nghề/công việc;
- Cao su: 19 nghề/công việc.
Lưu ý: Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật. (khoản 3 Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
Theo Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động được quy định như sau:
- Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
- Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
- Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
- Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
- Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |