Công ty quản lý tài sản là gì? Nguyên tắc hoạt động của Công ty Quản lý tài sản

Công ty quản lý tài sản là gì? Nguyên tắc hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
Lê Trương Quốc Đạt

Công ty quản lý tài sản là gì? Nguyên tắc hoạt động của Công ty Quản lý tài sản thế nào? - Thanh Tùng (Đồng Tháp)

Công ty quản lý tài sản là gì? Nguyên tắc hoạt động của Công ty Quản lý tài sản

Công ty quản lý tài sản là gì? Nguyên tắc hoạt động của Công ty Quản lý tài sản (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Công ty quản lý tài sản là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 53/2013/NĐ-CP thì Công ty Quản lý tài sản (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

2. Nguyên tắc hoạt động của Công ty Quản lý tài sản

Nguyên tắc hoạt động của Công ty Quản lý tài sản theo Điều 5 Nghị định 53/2013/NĐ-CP như sau:

- Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận.

- Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.

- Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.

3. Quản trị, điều hành của Công ty Quản lý tài sản

Quản trị, điều hành của Công ty Quản lý tài sản theo Điều 11 Nghị định 53/2013/NĐ-CP như sau:

- Hội đồng thành viên bao gồm không quá 07 thành viên.

- Ban Kiểm soát bao gồm không quá 03 thành viên.

- Công ty Quản lý tài sản có Tổng giám đốc và một số Phó Tổng giám đốc.

- Quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.

- Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát; Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc của Công ty Quản lý tài sản.

- Người đại diện theo pháp luật của Công ty Quản lý tài sản không nhất thiết phải là đấu giá viên theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

4. Quy định về mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản

Quy định về mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản theo Điều 14 Nghị định 53/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 18/2016/NĐ-CP) như sau:

- Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó.

- Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường trên cơ sở thỏa thuận và giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại.

Tổ chức tín dụng được phân bổ dần vào chi phí hoạt động phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ trừ đi giá trị mua bán của khoản nợ được mua theo giá trị thị trường và giá trị khoản dự phòng rủi ro đã trích cho chính khoản nợ được mua bán theo nguyên tắc sau đây:

+ Đối tượng được phân bổ là tổ chức tín dụng bị lỗ hoặc khi thực hiện việc phân bổ ngay phần chênh lệch này sẽ dẫn đến bị lỗ;

+ Việc phân bổ được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 05 (năm) năm từ thời điểm bán nợ. Số tiền phân bổ hàng năm không được thấp hơn chênh lệch thu chi (chưa bao gồm số tiền phân bổ).

- Tổ chức tín dụng bán nợ phải cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán.

- Trường hợp mua nợ xấu theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản đánh giá lại giá trị khoản nợ xấu trên cơ sở khả năng thu hồi vốn và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; khi cần thiết, Công ty Quản lý tài sản thuê tổ chức tư vấn định giá khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm.

- Tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do Ngân hàng Nhà nước quy định không bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản được Ngân hàng Nhà nước xem xét, áp dụng các biện pháp sau đây:

+ Tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán;

+ Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng ở mức an toàn; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

- Việc mua bán nợ xấu được lập thành hợp đồng và tổ chức tín dụng bán nợ phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với Công ty Quản lý tài sản.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

2083 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;