Công chức, viên chức có phải ký cam kết khi được cử đi đào tạo sau đại học?

Công chức, viên chức có phải ký cam kết khi được cử đi đào tạo sau đại học?
Lê Trương Quốc Đạt

Cho tôi hỏi công chức, viên chức có phải ký cam kết khi được cử đi đào tạo sau đại học? - Hạnh Thúy (Tiền Giang)

Công chức, viên chức có phải ký cam kết khi được cử đi đào tạo sau đại học?

Công chức, viên chức có phải ký cam kết khi được cử đi đào tạo sau đại học? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Công chức, viên chức có phải ký cam kết khi được cử đi đào tạo sau đại học?

Theo Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đào tạo sau đại học với cán bộ, công chức, viên chức như sau:

- Đối với cán bộ, công chức:

+ Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;

+ Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;

+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

- Đối với viên chức:

+ Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);

+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học phải ký cam kết theo quy định nêu trên.

2. Quy định về thành lập Hội đồng xét đền bù đào tạo sau đại học với cán bộ, công chức, viên chức

Quy định về thành lập Hội đồng xét đền bù đào tạo sau đại học với cán bộ, công chức, viên chức theo Điều 11 Nghị định 101/2017/NĐ-CP như sau:

- Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức thành lập Hội đồng xét đền bù.

- Hội đồng xét đền bù bao gồm các thành viên:

+ 01 đại diện lãnh đạo Vụ (Ban, Phòng) Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức làm Chủ tịch Hội đồng;

+ 01 công chức, viên chức phụ trách đào tạo, bồi dưỡng của Vụ (Ban, Phòng) Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức là Thư ký Hội đồng;

+ 01 đại diện tổ chức công đoàn của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức;

+ 01 đại diện bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan chi trả các khoản chi phí cho khóa học;

+ 01 đại diện lãnh đạo đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

3. Cuộc họp của Hội đồng xét đền bù đào tạo sau đại học với cán bộ, công chức, viên chức

Cuộc họp của Hội đồng xét đền bù đào tạo sau đại học với cán bộ, công chức, viên chức theo Điều 12 Nghị định 101/2017/NĐ-CP như sau:

- Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức cuộc họp xét đền bù. Cuộc họp của Hội đồng chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các thành viên.

- Trình tự cuộc họp:

+ Thư ký Hội đồng công bố quyết định thành lập Hội đồng;

+ Chủ tịch Hội đồng nêu nhiệm vụ và chương trình làm việc của Hội đồng;

+ Thư ký Hội đồng đọc các quy định liên quan đến đền bù chi phí đào tạo;

+ Đại diện lãnh đạo đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức báo cáo về quá trình công tác của cán bộ, công chức, viên chức;

+ Đại diện bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan chi trả báo cáo các khoản chi phí cho khóa học và xác định trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP;

+ Hội đồng thảo luận về trường hợp đền bù và chi phí đền bù.

- Kiến nghị chi phí đền bù của Hội đồng được lập thành văn bản và được gửi đến Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc các cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức chậm nhất 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp.

- Kinh phí tổ chức cuộc họp của Hội đồng xét đền bù lấy từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1108 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;