Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Công Thương

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Công Thương
Nguyễn Thị Diễm My

Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Thanh tra Bộ Công Thương như thế nào? – Minh Trang (Cà Mau)

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Công Thương

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Công Thương (Hình từ internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Thanh tra Bộ Công Thương

- Lãnh đạo Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra Bộ thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng; Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Thanh tra Bộ;

+ Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, công chức của Thanh tra Bộ;

+ Thừa lệnh Bộ trưởng ký một số văn bản để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Thanh tra Bộ;

+ Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Thanh tra Bộ theo quy chế làm việc của Bộ;

+ Quyết định nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra Bộ;

+ Ban hành các nội quy, quy định của Thanh tra Bộ, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế của Bộ, Cơ quan Bộ, quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ.

- Thanh tra Bộ được tổ chức các phòng:

+ Phòng Tổng hợp;

+ Phòng Thanh tra hành chính (gọi tắt là Phòng 1);

+ Phòng Thanh tra chuyên ngành Điện lực (gọi tắt là Phòng 2);

+ Phòng Thanh tra chuyên ngành Hóa chất-Dầu khí (gọi tắt là Phòng 3);

+ Phòng Thanh tra về phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Phòng 4);

+ Phòng Quản lý khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân (gọi tắt là Phòng 5);

+ Phòng Kiểm tra kết luận thanh tra và Thanh tra lại (gọi tắt là Phòng 6).

Lãnh đạo Phòng có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.

- Thanh tra Bộ được bố trí Tổ Công tác đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, có Lãnh đạo và chuyên viên của Thanh tra Bộ, giúp Chánh Thanh tra Bộ thực hiện một số nhiệm vụ của Thanh tra Bộ đối với các đơn vị thuộc Bộ tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Chánh Thanh tra Bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Tổ Công tác theo quy định.

(Điều 3 Quyết định 849/QĐ-BCT năm 2013)

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Công Thương

Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Công Thương bao gồm:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương.

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Thanh tra Sở Công Thương; hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức, nghiệp vụ đối với các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện pháp luật thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và công dân.

- Yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn thanh tra.

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua hoạt động thanh tra.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

- Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng  nghiệp vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

- Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng.

- Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về Phòng, chống tội phạm của Bộ Công Thương (Ban Chỉ đạo 138).

- Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất đánh giá tình hình về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong ngành Công Thương.

- Tham mưu giúp Bộ trưởng trong lĩnh vực được phân công quản lý về thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, Công ty 100% vốn nhà nước thuộc Bộ hoặc được giao quản lý, các công ty cổ phần do Bộ được giao là chủ sở hữu phần vốn nhà nước.

- Thực hiện các nhiệm vụ, công tác khác do Bộ trưởng giao.

(Điều 2 Quyết định 849/QĐ-BCT năm 2013)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1149 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;