Cơ cấu tổ chức của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Lãnh sự về bảo hộ lãnh sự như thế nào? – Minh Tú (Bình Phước)
Cơ cấu tổ chức của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao (Hình từ internet)
- Lãnh đạo Cục gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
- Tập sự Phó Vụ trưởng (TSPVT) được công nhận hoặc cho thôi tập sự theo quyết định của Bộ trưởng. TSPVT không phải thành viên Lãnh đạo Cục. Cục trưởng Cục Lãnh sự quyết định việc ủy quyền cho TSPVT tham gia điều hành công tác chung của Cục.
- Cục có các tổ chức trực thuộc sau:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Pháp lý lãnh sự;
+ Phòng Xuất nhập cảnh;
+ Phòng Lãnh sự ngoài nước;
+ Phòng Quan hệ lãnh sự;
+ Phòng Hợp pháp hóa và Chứng nhận lãnh sự;
+ Phòng Di cư quốc tế.
- Cục làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về mọi mặt công tác của Cục.
Cục trưởng quyết định việc phân công và điều chỉnh phân công công tác đối với các cán bộ, công chức của Cục để nâng cao hiệu quả công tác, đào tạo cán bộ và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Cục trưởng Cục Lãnh sự quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Cục phù hợp với Quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao và các quy định hiện hành khác.
- Biên chế của Cục do Bộ trưởng quyết định trong tổng biên chế hành chính được giao của Bộ.
(Điều 3 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Lãnh sự về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài bao gồm:
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ và xử lý các công việc liên quan đến việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và hủy hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ;
- Cấp thị thực và cấp phép nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;
- Đầu mối giúp Bộ trưởng phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong và ngoài nước giải quyết thủ tục xin phép bay cho chuyên cơ chở lãnh đạo cấp cao của Việt Nam ra nước ngoài và cấp phép bay cho chuyên cơ nước ngoài vào Việt Nam;
- Đầu mối giúp Bộ trưởng phối hợp với các cơ quan liên quan làm thủ tục cho tầu quân sự nước ngoài thăm chính thức Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Xử lý các công việc khác liên quan đến vấn đề xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
(Khoản 4 Điều 2 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Lãnh sự về bảo hộ lãnh sự bao gồm:
- Giúp Bộ trưởng chỉ đạo công tác bảo hộ lãnh sự đối với công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài;
- Hướng dẫn, chỉ đạo các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cơ quan đại diện) và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam xuất cảnh và cư trú ở nước ngoài;
- Giải quyết việc tàu, thuyền, ngư dân, thuyền viên của Việt Nam bị bắt, giam giữ, xét xử, tù hoặc bị nạn ở nước ngoài;
- Quản lý tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
(Khoản 5 Điều 2 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |