Cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam
Trần Thanh Rin

Xin cho tôi hỏi Cục Hảng hải Việt Nam trực thuộc Bộ nào? Cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam được quy định ra sao? – Hồng Long (Ninh Thuận)

Cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ nào?

Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 319/QĐ-BGTVT năm 2023, Cục Hàng hải Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước.

2. Cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam

Cụ thể tại Điều 3 Quyết định 319/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam như sau:

(1) Các tổ chức giúp việc Cục trưởng

- Phòng Kế hoạch - Đầu tư.

- Phòng Tài chính.

- Phòng An toàn - An ninh hàng hải.

- Phòng Kết cấu hạ tầng hàng hải.

- Phòng Tàu biển và thuyền viên.

- Phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải.

- Phòng Khoa học - Công nghệ và Môi trường.

- Phòng Pháp chế.

- Phòng Hợp tác quốc tế - IMO.

- Phòng Tổ chức cán bộ.

- Thanh tra hàng hải.

- Văn phòng.

(2) Các Chi cục Hàng hải Việt Nam

- Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hải Phòng.

- Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

(3) Các Cảng vụ hàng hải

(4) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

- Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam.

- Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải.

- Trường Cao đẳng Hàng hải I.

- Trường Cao đẳng Hàng hải II.

3. Một số nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng hải Việt Nam

Cục Hàng hải Việt Nam có một số nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải; ban hành các văn bản hành chính cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về hàng hải thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Hàng hải Việt Nam.

- Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển thuộc chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước.

- Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố; tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành hàng hải.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải; quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ đối với các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hàng hải phù hợp với pháp luật về hàng hải và thẩm quyền quản lý của Cục Hàng hải Việt Nam.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về hàng hải.

- Về kết cấu hạ tầng hàng hải

+ Tổ chức quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan được giao quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện việc quản lý, giám sát công tác bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải; lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải hằng năm, trung hạn (hoặc theo kỳ kế hoạch) thuộc phạm vi quản lý trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Về tổ chức quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển, hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác cảng cạn, khu nước, vùng nước, cơ sở sửa chữa, phá dỡ, đóng mới tàu biển.

+ Tổ chức quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển, hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác cảng cạn theo quy định của pháp luật;

+ Trình Bộ trưởng công bố mở, đóng cảng biển, danh mục bến cảng; công bố mở, tạm dừng, đóng cảng cạn, danh mục cảng cạn; công bố vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải;

+ Trình Bộ trưởng quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động hoặc dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển;

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan lập, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt nội dung, kế hoạch xây dựng, hiệu chỉnh, phát hành hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải;

+ Thẩm định, báo cáo Bộ Giao thông vận tải việc chuyển đổi điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu thành cảng cạn theo quy định của pháp luật;

+ Công bố mở, đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước theo quy định của pháp luật;

+ Xây dựng, công bố, cập nhật danh bạ cảng biển và luồng hàng hải.

(Xem thêm nội dung tại Điều 2 Quyết định 319/QĐ-BGTVT năm 2023)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1196 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;