Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
Nguyễn Thị Diễm My

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp gồm những cơ quan nào? Trong công tác xây dựng pháp luật thì Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì? – Ngọc Thảo (Thái Bình)

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp (Hình từ internet)

1. Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp gồm:

- Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:

+ Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.

+ Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.

+ Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.

+ Vụ Pháp luật quốc tế.

+ Vụ Tổ chức cán bộ.

+ Vụ Hợp tác quốc tế.

+ Vụ Con nuôi.

+ Thanh tra Bộ.

+ Văn phòng Bộ.

+ Tổng cục Thi hành án dân sự.

+ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

+ Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

+ Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

+ Cục Trợ giúp pháp lý.

+ Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

+ Cục Bồi thường nhà nước.

+ Cục Bổ trợ tư pháp.

+ Cục Kế hoạch - Tài chính.

+ Cục Công nghệ thông tin.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ:

+ Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

+ Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.

+ Học viện Tư pháp.

+ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

+ Báo Pháp luật Việt Nam.

Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có 4 phòng, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 3 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 4 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 3 phòng.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP)

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp về công tác xây dựng pháp luật

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp về công tác xây dựng pháp luật bao gồm:

- Trình Chính phủ dự thảo chiến lược, đề án xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật;

- Thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình và đề nghị xây dựng nghị định; lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo dự án luật, pháp lệnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cho ý kiến đối với đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và ý kiến của Chính phủ đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật; chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với dự án luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;

- Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về danh mục các nội dung giao cho địa phương quy định chi tiết;

- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương theo quy định của pháp luật.

(Khoản 5 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1142 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;