Cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương gồm những cơ quan nào? Bộ Công thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì về điện lực? – Tiến Dũng (Nghệ An)
Cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương (Hình từ internet)
Cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương bao gồm:
* Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, gồm:
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Khoa học và Công nghệ.
- Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.
- Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ.
- Vụ Chính sách thương mại đa biên.
- Vụ Thị trường trong nước.
- Vụ Dầu khí và Than.
- Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Pháp chế.
- Thanh tra Bộ.
- Văn phòng Bộ.
- Tổng cục Quản lý thị trường.
- Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
- Cục Điều tiết điện lực.
- Cục Công nghiệp.
- Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
- Cục Phòng vệ thương mại.
- Cục Xúc tiến thương mại.
- Cục Công Thương địa phương.
- Cục Xuất nhập khẩu.
- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
- Cục Hóa chất.
* Các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ, gồm:
- Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.
- Báo Công Thương.
- Tạp chí Công Thương.
- Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ được tổ chức 3 phòng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Chính phủ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ: Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
(Điều 3 Nghị định 96/2022/NĐ-CP)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về điều tiết điện lực bao gồm:
- Xây dựng các quy định về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và tổ chức thực hiện;
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cung cấp điện, kiểm tra và giám sát tình hình cung cấp điện và vận hành hệ thống điện để đảm bảo cân bằng cung cầu điện; nghiên cứu, đề xuất và quản lý các giải pháp thực hiện cân bằng cung cầu điện; hướng dẫn điều kiện, trình tự ngừng cấp điện, cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện; điều kiện, trình tự đấu nối vào hệ thống điện quốc gia;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách giá điện;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính:
+ Hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực;
+ Phê duyệt phí điều độ vận hành hệ thống điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện lực sau khi lấy ý kiến của Bộ Tài chính;
+ Phê duyệt khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện và giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện;
+ Kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện, hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn theo quy định của Chính phủ;
- Giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật.
(Khoản 7 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |