Các trường hợp thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô

Các trường hợp thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô
Lê Trương Quốc Đạt

Cho tôi hỏi các trường hợp nào thì sẽ thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô? Và thẩm quyền thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô thuộc về cơ quan nào? - Mẫn Nhi (Tây Ninh)

Các trường hợp thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô

Các trường hợp thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Các trường hợp thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô

Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 65/2016/NĐ-CP thì cơ sở đào tạo bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô không thời hạn khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

- Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô;

- Không triển khai hoạt động đào tạo lái xe ô tô sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô;

- Bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái xe ô tô từ 02 lần trở lên trong thời gian 18 tháng;

- Giấy phép được cấp không đúng với thẩm quyền;

- Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trên giấy phép được cấp;

- Cho thuê, mượn giấy phép.

2. Thẩm quyền thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô

Thẩm quyền thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 65/2016/NĐ-CP như sau:

- Ban hành quyết định thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô, thông báo đến các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện và công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải nộp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ quan cấp giấy phép, đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động đào tạo lái xe ô tô theo giấy phép đã bị thu hồi ngay sau khi quyết định có hiệu lực.

3. Thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô

Thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo Điều 14 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 138/2018/NĐ-CPNghị định 70/2022/NĐ-CP) như sau:

- Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP;

+ Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

+ Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

+ Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

- Trình tự thực hiện:

+ Sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy lái xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe ô tô; tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo quy định tại mục 1;

+ Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

+ Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1024 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;