Các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở

Các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở
Trần Thanh Rin

Cho tôi hỏi các trường hợp nào được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở? – Thiên Ngân (Bình Thuận)

Các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở

Các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Thế nào là ủy quyền quản lý nhà ở?

Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền.

Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn.

Nhà ở có sẵn là nhà ở đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. (Khoản 18 Điều 3 Luật Nhà ở 2014)

 (Khoản 1 Điều 155 Luật Nhà ở 2014)

2. Các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở

Cụ thể tại Điều 158 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở như sau:

(1) Bên ủy quyền quản lý nhà ở đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì bên ủy quyền không phải báo trước cho bên được ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nhưng phải thanh toán cho bên được ủy quyền chi phí quản lý tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và phải bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền;

- Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thì bên ủy quyền phải thông báo cho bên được ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

(2) Bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì không phải báo trước cho bên ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền (nếu có);

- Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thì phải thông báo cho bên ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

(3) Bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thông báo cho bên thứ ba có liên quan biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở

3. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

Để được công nhận quyền sở hữu nhà ở, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014, cụ thể như sau:

(i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam;

Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 Luật Nhà ở 2014, cụ thể:

+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định Luật Nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan.

+ Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

+ Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

(ii) Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

- Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

- Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

332 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;