Các trường hợp chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại

Các trường hợp chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại
Trần Thanh Rin

Xin cho tôi hỏi các trường nào thì sẽ chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định hiện hành? - Xuân Hương (Lâm Đồng)

Các trường hợp chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại

Các trường hợp chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Thừa phát lại là ai?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

2. Các trường hợp chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại

Cụ thể tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 05/2020/TT-BTP, người tập sự chấm dứt tập sự trong các trường hợp sau đây:

- Tự chấm dứt tập sự;

- Được tuyển dụng là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Không còn thường trú tại Việt Nam;

- Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;

- Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 05/2020/TT-BTP mà không tiếp tục tập sự;

- Bị chấm dứt tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 05/2020/TT-BTP;

- Thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 08/2020/NĐ-CP mà vẫn tập sự.

Thời gian tập sự trước khi chấm dứt tập sự không được tính vào tổng thời gian tập sự.

3. Quyền và nghĩa vụ của người tập sự hành nghề Thừa phát lại

3.1. Quyền của người tập sự hành nghề Thừa phát lại

Người tập sự có các quyền sau đây:

- Thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự;

- Được Thừa phát lại hướng dẫn tập sự hướng dẫn các nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự;

- Đề nghị thay đổi Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và nơi tập sự trong các trường hợp quy định tại các Điều 10 và 11 Thông tư 05/2020/TT-BTP;

- Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 9 Nghị định 08/2020/NĐ-CP;

- Các quyền khác theo thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự và theo quy định của pháp luật.

(Khoản 1 Điều 13 Thông tư 05/2020/TT-BTP)

3.2. Nghĩa vụ của người tập sự hành nghề Thừa phát lại

Theo Khoản 2 Điều 13 Thông tư 05/2020/TT-BTP, người tập sự hành nghề Thừa phát lại có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

- Tuân thủ các quy định của Luật Thi hành án dân sựNghị định 08/2020/NĐ-CPThông tư 05/2020/TT-BTP và pháp luật có liên quan;

- Tuân thủ nội quy, quy chế của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự;

- Thực hiện các công việc tập sự theo nội dung quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2020/TT-BTP theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự;

- Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 04 giờ mỗi ngày làm việc;

- Chịu trách nhiệm trước Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về kết quả và tiến độ của các công việc tập sự được phân công;

- Không được ký vào vi bằng, quyết định về thi hành án và các văn bản khác với tư cách Thừa phát lại;

- Lập nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2020/TT-BTP;

- Giữ bí mật thông tin về việc thực hiện công việc của mình và các thông tin có liên quan mà mình biết được trong quá trình tập sự;

- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự và theo quy định của pháp luật.

4. Các nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại

Các nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm:

- Tiếp nhận, phân loại yêu cầu thực hiện công việc của Thừa phát lại (sau đây gọi là yêu cầu); kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu;

- Ứng xử theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; giải thích cho người yêu cầu hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý khi thực hiện yêu cầu, lý do khi từ chối thực hiện yêu cầu;

- Nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu;

- Kỹ năng lập vi bằng, soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại;

- Kỹ năng tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;

- Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án;

- Kỹ năng tổ chức thi hành án;

- Sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được thực hiện để đưa vào lưu trữ;

- Các kỹ năng và công việc khác liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của Thừa phát lại theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự.

(Điều 7 Thông tư 05/2020/TT-BTP)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

323 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;