Các hình thức thanh lý tài sản của Ngân hàng Nhà nước

Các hình thức thanh lý tài sản của Ngân hàng Nhà nước
Trần Thanh Rin

Cho tôi hỏi các tài sản của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý bằng các hình thức như thế nào? – Thanh Duy (Ninh Thuận)

Các hình thức thanh lý tài sản của Ngân hàng Nhà nước

Các hình thức thanh lý tài sản của Ngân hàng Nhà nước (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Các hình thức thanh lý tài sản của Ngân hàng Nhà nước

Theo Điều 29 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019, tài sản của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý theo các hình thức: Phá dỡ, hủy bỏ hoặc bán (bao gồm: niêm yết giá, chỉ định và đấu giá).

Cụ thể:

(1) Thanh lý tài sản theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ:

- Đơn vị có tài sản thanh lý có thể tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp tài sản phá dỡ là nhà làm việc và các tài sản cố định khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên thì phải đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý. Cụ thể:

+ Trường hợp chỉ lựa chọn đơn vị thực hiện phá dỡ: Đơn vị tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện việc phá dỡ tài sản cố định. Vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ được bán thanh lý theo hình thức niêm yết giá hoặc hình thức chỉ định căn cứ quy định tại Khoản 2.1, Khoản 2.2 Điều 29 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019;

+ Trường hợp kết hợp việc phá dỡ tài sản cố định với việc bán vật tư vật liệu thu hồi và dự toán chi phí thanh lý lớn hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi: Đơn vị tổ chức lựa chọn nhà thầu;

+ Trường hợp kết hợp việc phá dỡ tài sản cố định với việc bán vật tư vật liệu thu hồi và dự toán chi phí thanh lý nhỏ hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi: Đơn vị thuê tổ chức đấu giá tài sản hoặc tự thực hiện đấu giá tài sản trong trường hợp không thuê được tổ chức đấu giá tài sản.

- Tổ chức, cá nhân được lựa chọn thông qua đấu thầu, đấu giá để thực hiện việc phá dỡ tài sản cố định kết hợp với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện thanh toán bù trừ chi phí phá dỡ và giá trị vật tư, vật liệu thu hồi sau phá dỡ trên cơ sở kết quả đấu thầu, đấu giá.

(2) Thanh lý tài sản theo hình thức bán:

- Bán thanh lý tài sản theo hình thức niêm yết giá được áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Tài sản (trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;

+ Vật tư, vật liệu thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.

- Bán thanh lý tài sản theo hình thức chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Tài sản (trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;

+ Vật tư, vật liệu thu hồi từ thanh lý tài sản theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ có giá trị dưới 10 triệu đồng.

- Đối với các trường hợp còn lại:

+ Việc bán thanh lý tài sản được thực hiện thông qua hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật;

+ Việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản và pháp luật về đấu thầu.

Trường hợp không thuê được tổ chức đấu giá tài sản thì thành lập Hội đồng để đấu giá theo quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP;

+ Thủ trưởng đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản của đơn vị.

(3)  Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

2. Tài sản của Ngân hàng Nhà nước được hình thành từ các nguồn nào?

Các nguồn hình thành tài sản của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

- Tài sản do Nhà nước giao;

- Tài sản được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định, nguồn chi phí nghiệp vụ, nguồn kinh phí khoán chi hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;

- Tài sản tiếp nhận từ các nguồn hợp pháp khác (tài sản được viện trợ, biếu tặng, tài sản hình thành từ dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhận điều chuyển từ các dự án khi kết thúc hoạt động, tài sản nhận điều chuyển từ các đơn vị ngoài Ngân hàng Nhà nước,...).

(Khoản 1 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

2235 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;