Các chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định tại Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15.
Các chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính (Hình từ Internet)
Theo Điều 7 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 thì các chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
- Chi phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính gồm:
+ Chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật;
+ Chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị;
+ Chi phí giám định và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
- Chi phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 được thực hiện theo quy định của pháp luật về chi phí tố tụng.
- Trách nhiệm chi trả chi phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
+ Chi phí quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 nếu người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên tự yêu cầu thì họ tự chi trả, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Chi phí quy định tại khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 do Tòa án yêu cầu thì Tòa án chi trả, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15;
+ Chi phí quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
- Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về án phí và lệ phí Tòa án.
Theo Điều 6 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 thì trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của các Tòa án và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chủ trì, phối hợp trong việc ban hành, đề xuất ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Tổ chức việc thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện quy định pháp luật về việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của các Tòa án;
- Định kỳ hằng năm gửi báo cáo về công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của các Tòa án đến Bộ Tư pháp; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc báo cáo, cung cấp thông tin về việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo Điều 5 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp trái pháp luật vào việc Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với Tòa án trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có yêu cầu của Tòa án.
- Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quyết định của Tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |