Cho tôi hỏi các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định thế nào? - Hữu Hậu (Long An)
Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo Điều 82 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện tư pháp sau đây đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
+ Các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 47 và Điều 48 Bộ luật Hình sự 2015;
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
- Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm tội của mình gây ra.
- Căn cứ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm:
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại theo Điều 84 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:
- Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
+ Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
+ Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
+ Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
+ Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
+ Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
- Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
- Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật Hình sự 2015 quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
3. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại theo Điều 85 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
+ Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội;
+ Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
- Các tình tiết đã được Bộ luật Hình sự 2015 quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |