Bảo vệ tầng ô-dôn là gì? Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn

Bảo vệ tầng ô-dôn là gì? Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn
Lê Trương Quốc Đạt

Sau đây các quy định liên quan đến bảo vệ tầng ô-dôn theo Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Bảo vệ tầng ô-dôn là gì? Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn

Bảo vệ tầng ô-dôn là gì? Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn (Hình từ Internet)

1. Bảo vệ tầng ô-dôn là gì?

Theo khoản 1 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.

2. Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn

Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn theo khoản 2 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 bao gồm:

- Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;

- Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn, chất thân thiện khí hậu.

3. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát

Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát theo Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP như sau:

* Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát bao gồm:

- Bromochloromethane;

- Carbon tetrachloride (sau đây gọi tắt là CTC);

- Chlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là CFC);

- Halon;

- Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC);

- Hydrochlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HCFC);

- Methyl bromide;

- Methyl chloroform.

* Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC theo giai đoạn như sau:

- Giai đoạn từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2024: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 65% mức tiêu thụ cơ sở;

- Giai đoạn từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2029: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 32,5% mức tiêu thụ cơ sở;

- Giai đoạn từ ngày 01/01/2030 đến hết ngày 31/12/2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia trung bình hằng năm không vượt 2,5% mức tiêu thụ cơ sở;

- Từ ngày 01/01/2040: cấm nhập khẩu và xuất khẩu các chất HCFC.

* Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HCFC được xác định trên cơ sở lượng các chất HCFC nhập khẩu trừ (-) lượng các chất HCFC được xuất khẩu. Mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC quy đổi theo tiềm năng làm suy giảm tầng ô-dôn là 221,2 tấn.

* Chất Methyl bromide chỉ được nhập khẩu cho mục đích khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu.

* Các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 bao gồm:

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;

- Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;

- Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các chất được kiểm soát bị cấm theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Nguyên tắc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn

Nguyên tắc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn theo Điều 4 Nghị định 06/2022/NĐ-CP như sau:

- Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật hiện hành và các quy định, điều ước quốc tế có liên quan với mục đích phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.

- Quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải tuân theo nguyên tắc trách nhiệm, thống nhất, công bằng, minh bạch; mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh theo ưu tiên phát triển quốc gia và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon đảm bảo công khai, hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường các-bon. Các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường các-bon trên cơ sở tự nguyện.

- Nhập khẩu, xuất khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát chỉ được thực hiện với các nước là thành viên của Nghị định thư Montreal theo lộ trình thời gian do Nghị định thư quy định.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;