06 nguồn thông tin lựa chọn vấn đề được giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

06 nguồn thông tin lựa chọn vấn đề được giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
Trần Thanh Rin

Tôi muốn biết có bao nhiêu nguồn tin lựa chọn vấn đề được giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội? – Thu Uyên (Khánh Hòa)

06 nguồn thông tin lựa chọn vấn đề được giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

06 nguồn thông tin lựa chọn vấn đề được giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 25/01/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH15 hướng dẫn tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

06 nguồn thông tin lựa chọn vấn đề được giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

Theo đó, các nguồn thông tin lựa chọn vấn đề được giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội bao gồm

(1) Đề xuất vấn đề được giải trình của thành viên Hội đồng Dân tộc, thành viên Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

(2) Thông tin trong các nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân công tổ chức hoạt động giải trình.

(3) Thông tin từ hoạt động dân nguyện của Quốc hội, từ kết quả giám sát, khảo sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

(4) Thông tin tổng hợp từ hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

(5) Thông tin tổng hợp phục vụ hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(6) Thông tin từ báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc thực hiện các nghị quyết, kết luận giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

(7) Thông tin từ báo cáo của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội về tình hình thi hành chính sách, pháp luật, giải quyết kiến nghị của cử tri.

(8) Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội, báo cáo nghiên cứu, điều tra, đánh giá khoa học hoặc từ các nguồn khác.

(Điều 5 Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH15 năm 2024)

Tiêu chí lựa chọn vấn đề được giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

Các vấn đề được giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được lựa chọn theo một trong các tiêu chí sau đây:

- Vấn đề cụ thể, vụ việc xảy ra có tính thời sự, bức xúc, nổi lên trong thực tiễn đời sống xã hội; vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng Dân tộc, thành viên Ủy ban của Quốc hội, dư luận, cử tri và Nhân dân quan tâm, đòi hỏi phải được làm rõ, giải quyết kịp thời để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

- Vấn đề xảy ra vi phạm pháp luật hoặc có nhiều hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục;

- Vấn đề đã ghi trong các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề hoặc kết luận vấn đề được giải trình, kiến nghị giám sát chuyên đề của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội nhưng thực hiện chưa hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu đề ra.

(Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH15 năm 2024)

Trình tự, thủ tục tiến hành phiên giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội chủ tọa phiên giải trình. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban điều hành từng nội dung trong phiên giải trình.

- Phiên giải trình được tiến hành theo trình tự sau đây:

+ Nêu lý do, giới thiệu chủ tọa và thành phần tham dự phiên giải trình;

+ Chủ tọa nêu vấn đề yêu cầu giải trình, người có trách nhiệm giải trình;

+ Thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tham dự nêu yêu cầu giải trình;

+ Người giải trình có trách nhiệm giải trình vấn đề được yêu cầu;

+ Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên giải trình phát biểu ý kiến;

+ Chủ tọa tóm tắt nội dung phiên giải trình, dự kiến kết luận vấn đề được giải trình;

+ Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xem xét, thông qua kết luận vấn đề được giải trình theo quy định tại Điều 16 Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH15 năm 2024.

- Phiên giải trình phải được ghi biên bản và có thể ghi âm, ghi hình khi cần thiết theo yêu cầu của cơ quan chủ trì tổ chức phiên giải trình.

(Điều 15 Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH15 năm 2024)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

197 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;