02 chính sách Hải quan nổi bật có hiệu lực trong T4/2018

Hướng dẫn mới nhất về cách xác định xuất xứ hàng hóa và quy định chi tiết các thủ tục liên quan đến Đăng ký bản công bố sản phẩm ATTP là hai chính sách hải quan nổi bật có hiệu lực trong tháng 04/2018.

 

Hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và theo hướng dẫn được Bộ Công thương quy định.

Nếu hàng hóa được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ được tuân theo quy định của nước nhập khẩu và theo hướng dẫn được Bộ Công thương quy định.

Riêng hàng hóa không thuộc diện hưởng ưu đãi, việc xác định xuất xứ hàng hóa được hướng dẫn như sau:

  • Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.  

  • Trường hợp hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I kèm Thông tư 05/2018/TT-BCT thì được coi là có xuất xứ không thuần túy.

Bên cạnh đó, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận C/O sử dụng các mẫu quy định tại Phụ lục II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX Thông tư 05/2018/TT-BCT để kê khai, cam kết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hay không ưu đãi.

Công bố 10 thủ tục mới liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bộ Y tế vừa có Quyết định 2318/QĐ-BYT công bố mới 10 thủ tục và bãi bỏ 28 thủ tục trong lĩnh vực an toàn thực phẩm va dinh dưỡng.

Các thủ tục mới được ban hành gồm có:

  • Đăng ký bản công bố đối với sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định sản xuất trong nước;

  • Xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

  • Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu GMP;

  • Xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

  • Kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường và kiểm tra chặt.

Chi tiết về thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện các thủ tục được nêu rõ tại Quyết định 2318/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 06/4/2018.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

689 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;