Bộ Tài chính ban hành Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, thay thế Thông tư 08/2013/TT-BTC 2013 về hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS). Theo đó đề cập đến một số nội dung mới, đáng chú ý như sau:
- Danh mục, mẫu biểu báo cáo tài chính, quản trị theo TT 77/2017/TT-BTC
- Toàn bộ biểu mẫu theo Thông tư 77/2017/TT-BTC
- Danh mục biểu mẫu chứng từ kế toán theo TT 77/2017/TT-BTC
- Cập nhật biểu mẫu mới của Thông tư 77/2017/TT-BTC
- Rút ngắn thời gian chuyển lệnh chi tiền sang KBNN
Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán là 12 tháng
Đây là nội dung mới được bổ sung tại Thông tư 77, theo đó, Bộ nêu rõ tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.
Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được thực hiện theo quy định tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP.
Âm thanh cũng được xem là chữ ký điện tử
Thông tư 77 liệt kê các dạng của chữ ký điện tử như: từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký (hiện hành không quy định).
Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận, đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
- Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử và nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.
Chữ viết trên chứng từ kế toán không được viết tắt
Thông tư 77 bổ sung thêm quy định về ghi số tiền bằng số và bằng chữ trên chứng từ kế toán. Theo đó, nội dung được bôi vàng là những nội dung được bổ sung, còn lại là giữ nguyên như quy định hiện hành:
Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số; tổng số tiền phải khớp đúng với tổng các số tiền chi tiết; chữ cái đầu tiên phải viết bằng chữ in hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không được viết tắt, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ. Chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai.
Đồng thời, còn bổ sung thêm quy định: “Đối với chứng từ chi, trường hợp đơn vị rút nhiều mục, không lập được trên một trang giấy thì đơn vị có thể viết vào trang sau (mặt sau) hoặc lập nhiều bộ chứng từ (lưu ý 1 chứng từ chỉ được lập tối đa trên 2 trang giấy). Trường hợp chứng từ được viết trên 2 trang giấy thì tại trang sau, đơn vị phải viết cách lề trên khoảng 1/4 trang giấy”.
Xem thêm Thông tư 77/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 12/9/2017.
>>> DANH SÁCH PHỤ LỤC VÀ BIỂU MẪU CHI TIẾT CỦA THÔNG TƯ 77